Tinh Hoa

Có cả thế giới cổ kính trên một chiếc quạt

Trải dài ngàn năm, cây quạt không chỉ là vật dụng quen thuộc hàng ngày mà còn có nội hàm tốt đẹp và giá trị nghệ thuật thưởng thức cao sang. Nhìn lại những chiếc quạt thời cổ đại, dường như có cả một thế giới cổ kính ở trên đó.

(Ảnh: Internet)

Ở Trung Quốc, cây quạt có nội hàm văn hóa thâm sâu, là hình thành nên văn hóa của một số tộc người, nó cùng với văn hóa trúc, văn hóa Phật giáo có quan hệ chặt chẽ. Cây quạt tại Trung Quốc có những cái tên đặc biệt như “diêu phong”, “lương hữu”. Tương truyền từ thời Vũ thuấn đã có cây quạt, trong “Cổ kim chú” triều Tấn từng ghi chép lại rằng “Thuấn tác ngũ phiến”.

Quốc phong cổ phiến

Cây quạt vốn là vật được sử dụng trong thực tiễn, lấy sự nhẹ nhàng, nhỏ gọn mà có thể đón lấy gió trời. Ở Trung Quốc hằng ngày có nhiều đồ vật được bày biện làm đồ trang sức truyền thống, vì thế mà trên cán quạt và khung quạt được chạm trổ, mặt quạt trái phải có đề thêm thi họa, khiến nó càng thêm đẹp mắt.

Những chạm trổ tài tình này do các thợ thủ công hoàn thành, họ là những người thợ tài hoa, có trí tưởng tưởng phong phú. Cây quạt đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật được bày biện trong các bảo tàng. Ví như Dĩ đàn hương phiến (Giang Tô ), hỏa họa phiến (Nghiễm Đông), trúc ti phiến (Tứ Xuyên ), lăng quyên phiến (Chiết Giang), những cái tên nổi tiếng nhất, còn được xưng là tứ đại danh phiến Trung Quốc.

Cây quạt có hàm ý tốt đẹp

Cây quạt là một một hiện tượng văn hóa đặc thù ở Trung Quốc. Xưa nay, các văn nhân mặc khách đều thích đề thơ vẽ tranh lên cây quạt.

Thời cổ đại, cây quạt có khi được coi là tượng trung của chức quan, đại khái là bởi vì các quan chức thời cổ đại đa số là xuất thân văn nhân, mà văn nhân lại thường mang bên mình cây quạt, thường cầm quạt mà thi lễ. Thời Tam Quốc khi Gia Cát Lượng cầm quạt lông vũ bày mưu nghĩ kế, thần thái nhàn nhã tự nhiên, về sau mọi người càng coi quạt lông vũ là tượng trưng cho trí tuệ.

Phụ nữ thời cổ đại thích cầm một chiếc quạt có chuôi hình tròn, gọi là nhi nữ tình trường, có thể làm vật đính ước, lại có thể thổ lộ bầu tâm sự.

Ngụ ý tốt đẹp này đã làm nên rất nhiều câu chuyện lãng mạn trong lịch sử. Tây Thi khéo tay đã dùng cây rơm kết thành quạt, thêu hình mình trên vải lụa làm cánh quạt, tặng cho đại phu Phạm Lãi, định ra thề ước trăm năm.

Quạt tròn thời Tây hán, bởi vì là ngụ ý cho sự thanh khiết như minh nguyệt, hàm ý cho sự đoàn viên, nên được coi là tượng trưng cho tình yêu thuần khiết. Đến thời kỳ Ngụy Tấn ngụ ý này vẫn được truyền thừa.

Tạo hình đa dạng của cổ phiến Trung Quốc

Quạt ở Trung Quốc, tạo hình vô cùng phong phú đa dạng. Nghệ nhân tỉ mỉ chạm, khắc, uốn, dùi, hoặc danh nhân múa bút đề thơ vẽ tranh, cây quạt càng có giá trị nghệ thuật gấp trăm lần.

Quạt lông vũ

Vào thế kỷ 18-19, Trung Quốc xuất khẩu quạt lông ra các nước phương Tây, nguyên liệu rất quý, công nghệ kỹ xảo. Hiện còn được lưu giữ tại viện bảo tàng ở Boston, Mỹ.

Lấy lông của các loại chim như khổng tước, hạc, đại bàng… bện thành mặt quạt, lại thêm cán quạt mà thành. Nó không chỉ dùng để quạt mát, làm trang sức, nhảy múa, mà còn là thể hiện đẳng cấp lễ nghi của cung đình thời Trung Quốc cổ đại.

Quạt lông thì cán quạt thông thường dùng trúc, gỗ, người xa hoa hơn thì dùng sừng thú, ngọc thạch, ngà voi làm chuôi.

Quạt lông vũ vào mỗi mùa hạ đã trở thành mặt hàng cao cấp, lại có thể dùng làm trang sức. Bởi sức gió nhẹ nhàng thanh mát, giữa mùa hè nóng bức rất phù hợp cho người già người bệnh, nên rất được mọi người yêu thích.

Quạt giấy

Quạt giấy là phổ biến nhất. Giấy được lựa chọn làm quạt càng phải tinh chế, phần khung quạt phần lớn được chạm khắc rất đa dạng và vô cùng tinh xảo. Công nghệ thì có khảm trai, trổ sơn.. Nội dung thì có tranh hoa điểu sơn thủy, thư pháp thi từ, không gì là không có…

Quạt tơ tằm

Quạt tơ tằm đến nay đã có hơn bốn trăm năm lịch sử. Quạt tơ tằm là dùng lụa tơ tằm, lụa tổng hợp, làm thành mặt quạt có màu sắc thanh nhã mà trầm tĩnh, thể hiện khí chất tao nhã. Loại quạt này không chỉ dùng để thưởng thức lưu giữ, mà còn là món quà cao cấp tặng bạn bè người thân.

Ngoài ra còn có quạt ngà voi, quạt đàn hương… đều không chỉ là vật dụng thông thường mà là những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo.

Đông – Tây giao hòa

Quạt được xuất khẩu ra ngoài, từng tạo thành trào lưu ở Tây phương. Sau khi Trung Quốc thông thương buôn bán với thế giới, là bắt đầu từ khi hình thành con đường tơ lụa. Đầu thế kỷ 16, thuyền từ Bồ Đào Nha bắt đầu xuất hiện ở hải vực Trung Quốc, mở ra một màn mới về mậu dịch giữa Trung Quốc và châu Âu. Hàng hóa Trung Quốc không ngừng được đưa vào châu Âu và dần dần hình thành “điểm nóng” ở châu Âu.

(Ảnh: Internet)

Vì để thuận theo thẩm mỹ của người phương Tây, chiếc quạt cũng từ đó mà mang dáng dấp đặc điểm của văn hóa phương Tây. Hai nét đặc trưng Đông – Tây được hòa vào nhau, tạo nên một phong cách đặc sắc.

Một thanh cổ phiến, hai loại hình tượng, mang tới gió mát, hoa mai di động. Cây quạt ẩn chứa nội hàm văn hóa thật phong phú. Từ xưa đến nay, cây quạt cùng con người trong cuộc sống hằng ngày đã trở nên gắn bó keo sơn. Cây quạt nhỏ bé trải qua ngàn năm, chẳng những đã được sử dụng rộng rãi trong thực tế, mà giá trị nghệ thuật tinh mỹ càng ngày càng trở nên phong phú.

Bảo An, theo renminbao.com