Khoảng 50% tổng dân số (tương đương 3,5 tỷ người ) trên thế giới biết hai ngôn ngữ. Tỷ lệ này tại nước Mỹ đạt mức 20%.
Theo nghiên cứu của giáo sư Francois Grosjean, chuyên gia về “Bilingualism” (Khả năng thông thạo hai ngôn ngữ) của Đại học Neuchâtel, Thụy Sĩ, khoảng 20% người Mỹ biết hai thứ tiếng.
Cũng theo nghiên cứu trên, hơn một nửa dân số trên thế giới (khoảng 3,5 tỷ người) biết hơn một thứ tiếng (thông thạo hai, ba hoặc nhiều thứ tiếng). Khoảng 25% quốc gia trên thế giới có hai ngôn ngữ chính thức trở lên. Ngôn ngữ thứ hai phổ biến nhất là tiếng Anh bởi đây là ngôn ngữ của kinh doanh, thương mại, khoa học, phim ảnh, giải trí.
Theo tờ Mother national network, những quốc gia đa ngôn ngữ bậc nhất thế giới là Singapore với 4 thứ tiếng phổ biến là tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Tamil và Malay; quốc gia Aruba nằm trong biển Caribbean với tiếng mẹ đẻ Papiamento, tiếng Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan. Malaysia cũng là một quốc gia nổi tiếng với nhiều ngôn ngữ chính thức như tiếng Malay, tiếng Anh, tiếng Hoa.
Tuy nhiên, khái niệm “biết hai ngôn ngữ” (billingual) vẫn còn chưa thực sự rõ ràng. Như thế nào là “biết”? Việc có thể nói “Xin chào” bằng 8 thứ tiếng, hay biết đánh vần từ này có được tính là “biết”? Trình độ beginner (bắt đầu), low-intermediate (dưới mức trung bình) hay fluent (trôi chảy) mới là mốc tính cho việc thông thạo ngoại ngữ. Chính vì vậy, những con số nêu trên chỉ mang tính tham khảo và cần có một tiêu chuẩn nhất định để đánh giá biết một ngôn ngữ.
Theo vnexpress