Trong lần đầu tiên đặt chân đến Nhật Bản vào cuối mùa thu năm 1922, Albert Einstein đã bị vẻ đẹp của đất nước này và những tinh hoa của văn hóa nơi đây làm cho mê đắm.
Albert Einstein viết trong nhật ký của mình về Kyoto rằng: “Khoảng sân trong cung điện là một trong những kiểu kiến trúc tinh tế nhất mà tôi từng thấy” và “Người Nhật là những con người có tâm hồn thuần khiết”.
Người dân Nhật Bản cũng vô cùng thích thú trước sự xuất hiện của nhà khoa học vĩ đại. Khi ông đến Kobe, mọi người đã chào đón ông bằng những món ăn tuyệt vời và rất nhiều nhà báo trên chuyến tàu của ông. Bởi Einstein không chỉ là nhà khoa học nổi tiếng nhất thời đại đó, mà còn được cho là người nổi tiếng nhất trên thế giới.
Vào ngày 8/10/1922, Einstein và vợ ông là bà Elsa đã khởi hành từ Marseille, Pháp trên con tàu Nhật Bản SS Kitano Maru để bắt đầu một chuyến đi gần 6 tháng đến Ai Cập, Ceylon (Sri Lanka ngày nay), Singapore, Hong Kong và Trung Quốc trước khi trở về Nhật Bản vào ngày 17/11. Trong chuyến hành trình trở về Nhật trên tàu SS Haruna Maru và SS Ormuz, họ sẽ ghé thăm Palestine và Tây Ban Nha. Sau đó vợ chồng Einstein sẽ quay về Berlin, Đức vào ngày 21/3/1923.
Nhật ký du hành của Enstein được xuất bản toàn bộ bằng tiếng Anh lần đầu tiên vào tháng 5 này với tên gọi “Nhật ký hành trình của Albert Einstein: Viễn Đông, Palestine và Tây Ban Nha từ 1922-1923”.
Tác phẩm này sẽ cho mọi người nhìn thấy Einstein ở khía cạnh mới là một vị khách du lịch ngoài đời thường. Trong lúc viết quyển nhật ký này Einstein không bao giờ nghĩ rằng nó sẽ được xuất bản. Vì vậy, mọi thứ được ghi chép chính là những suy nghĩ thật và vô cùng ấn tượng của ông. Nó được viết lên từ trái tim của nhà khoa học.
Ông đã bị ấn tượng sâu sắc với văn hóa Nhật Bản dù đôi khi ông không hiểu họ đang nói về điều gì. Enstein cũng rất thích phụ nữ Nhật: “Phụ nữ Nhật Bản giống như những loài hoa. Họ rất tinh tế và kín đáo. Tôi phải nhường chỗ cho các nhà thơ để họ có thể dùng những mỹ từ để nói về phụ nữ Nhật”.
Ông đã thử ngồi trên sàn nhà theo kiểu người Nhật nhưng khá khó khăn. Đôi khi có những món ăn tươi sống khiến Enstein cảm thấy không được ngon miệng vì không hợp với đường tiêu hóa cũng như nguyên tắc đạo đức của ông. Nói về người Nhật, ông viết như sau: “Chúng ta thấy nhiều người Nhật sống một mình cô đơn, học tập siêng năng, mỉm cười một cách thân thiện. Nhưng không ai có thể hiểu được cảm xúc thật ẩn sau nụ cười ấy là gì”.
Enstein cho biết ông rất vui khi nhận được lời mời đến Nhật vì con người và văn hóa Á Đông là điều mà ông đã quan tâm từ rất lâu. Khi đến Nhật Bản ông đã có buổi diễn thuyết về thuyết tương đối của mình. Hàng ngàn khán phòng đã được chuẩn bị chỗ ngồi để mọi người có thể nghe ông giải thích về lý thuyết này trong 3, 4 tiếng đồng hồ.
Nhật Bản không có chủ nghĩa chống Do Thái, nhưng ở Đức vào năm 1922 thì một nhà khoa học người Do Thái nổi tiếng như Enstein sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm và rủi ro. Bởi trước đó Bộ trưởng ngoại giao Walther Rathenau, một người Đức gốc Do Thái và là bạn thân của Einstein, đã bị lực lượng cực hữu ám sát. Ông biết rằng mình cũng nằm trong danh sách của những kẻ ám sát.
Lúc này Einstein đã cố trì hoãn chuyến đi của mình vì ông đã được nhà vật lý Max von Laue cho biết: “Theo tin đáng tin cậy tôi nhận được hôm qua, sự kiện có thể diễn ra trong tháng 11” và Einstein biết ông ấy đang nói về điều gì. Trước đó, Svante Arrhenius, một thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cũng gợi ý với Einstein rằng ông sẽ được trao giải Nobel Vật lý năm 1921. Nhưng Einstein đã từ chối thay đổi kế hoạch đến Nhật của mình.
Sau đó, ông đã nhận được thông tin chính thức về giải thưởng này bằng điện tín ở Thượng Hải vào ngày 13/11. Nhưng bài nhật ký của ông vào ngày hôm sau đã không đề cập đến nó. Thực tế Enstein đã không giành được giải thưởng Nobel cho công trình nổi tiếng về thuyết tương đối của mình. Tất cả cũng bởi áp lực từ lực lượng phát xít Đức và những thế lực thù địch chống ông vì không hiểu thuyết tương đối, vì vẫn còn bám vào các quan niệm khoa học cũ, vì ganh tị, vì ông là người gốc Do Thái, hoặc vì ông là người theo chủ nghĩa hòa bình.
Tuy nhiên, nào những thời điểm khác nhau trong chuyến đi của mình, Enstein tin rằng ông đã thành công. Điển hình như việc ông đã phát hiện ra thuốc mỡ điện trong tháng 1 ở Malacca.
Einstein đã dành hầu hết tháng 1 trên biển, đến Port Said, Ai Cập, vào ngày 1/2 và ngày hôm sau ông đã đến Jerusalem để làm đại diện cho một thử nghiệm của thương hiệu Zionism. Ông đã rất ấn tượng với Tel Aviv, một thành phố Do Thái hiện đại có cuộc sống kinh tế phát triển và tri thức người dân khá cao. Những thành tựu của người Do thái ở thành phố này đã khiến Enstein rất ngưỡng mộ.
Mặc dù Palestine và sau này là Nhà nước Israel vẫn là niềm đam mê của Einstein trong suốt quãng đời còn lại, nhưng ấn tượng để lại trong cuốn nhật ký cho thấy Nhật Bản vẫn cuốn hút ông hơn. Trong một bài luận được công bố năm 1923, ông đã so sánh sự tương phản giữa văn hóa phương Tây và văn hóa Nhật Bản. Văn hóa phương Tây được đặc trưng bởi chủ nghĩa cá nhân trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, sử dụng tối đa sức lao động của con người để có được đời sống sang trọng, vui thú nhất có thể. Còn văn hóa Nhật Bản được đặc trưng bởi sự hòa hợp, bình đẳng, mối quan hệ gia đình bền chặt và những lễ nghi, chuẩn tắc trong xã hội.
Ông kết thúc bằng một lời cảnh báo: “Người Nhật ngưỡng mộ những thành tựu trí thức của phương Tây và tự mải mê với những lý tưởng khoa học. Nhưng họ đừng quên giữ gìn sự thuần khiết của những đặc tính tuyệt vời mà người Nhật vượt trội hơn hẳn người phương Tây. Đây là điều được tạo nên từ việc định hình cuộc sống một cách khéo léo, sự khiêm tốn, thanh tịnh và điềm tĩnh trong tâm hồn người Nhật”.
Nhưng chưa đầy một thập kỷ sau đó, sự thuần thiết và thanh thản trong tâm hồn người Nhật đã bị tinh thần quân phiệt nghiền nát. Đó cũng là khi cuộc xâm lược Mãn Châu của quân Nhật bắt đầu. Einstein bị Đức Quốc xã buộc phải rời khỏi nước Đức, trở thành chủ tịch danh dự của War Resisters League (Liên đoàn chống Chiến tranh). Đề xuất của ông về cách thức kết thúc cuộc chiến chính là để các cường quốc hàng đầu phương Tây đe dọa tẩy chay kinh tế Nhật Bản.
Tuy nhiên thay vào đó, cuộc chiến tranh đã kéo theo đất nước ông và đánh chìm những con tàu Nhật Bản mà ông đã đi trong chuyến du lịch, bằng chính những quả bom có sức mạnh khủng khiếp được tạo nên từ chính định luật mà ông đã đưa ra trước đây: E = mc2.
Uniwriter (dịch)