Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã rất thích nghe các bậc cha chú đọc cổ thư và kể chuyện, những bài học về nhân quả báo ứng luôn nhắc nhở con người luôn phải làm người tốt. Một câu chuyện mà tới tận bây giờ, tôi vẫn chưa quên đó chính là câu chuyện ‘Vương Mãn soán ngôi’, kể về ân oán giữa con rắn lớn và Lưu Bang.
Chuyện kể rằng Lưu Bang khi còn làm đình trưởng ở huyện Bái, đã chém chết con rắn lớn đang nằm ngủ bên đường. Vào nửa đêm, con rắn lớn đó liền báo mộng tìm Lưu Bang, nói: “Tôi vất vả lắm mới tu hành được một nghìn năm, nằm ngủ ở bên đường. Ông cứ đi đường của ông, tôi đây đâu có đụng chạm gì đến ông, tại sao ông lại giết tôi chứ? Khi nào ông mới đền mạng cho tôi đây?”.
Lúc ấy, Lưu Bang khí số đang thịnh, vội rút kiếm ra, hướng vào quỷ hồn của con rắn hét lớn: “Đất bằng (bình địa) trả mạng! Xem ngươi làm thế nào?”. Ý là nói, bây giờ ta sẽ trả mạng cho ngươi, nếu ngươi có bản lĩnh thì cứ đến lấy. Con rắn lớn kia không nói gì, liền bỏ đi mất.
Không ngờ trải qua 200 năm, con cháu đời sau của Lưu Bang có một người tên là Lưu Bình Đế, vừa khéo lại đồng âm với “bình địa”, trùng hợp lại có một người tên là Vương Mãng, chính là con rắn lớn năm xưa chuyển sinh. Vương Mãng giết chết Lưu Bình Đế, đoạt lấy thiên hạ nhà Hán.
Những năm đầu kiến lập nhà Tống, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn công phá Giang Nam, bắt Hậu Chủ Nam Đường Lý Dục nhốt lại, sau đó trong một bài điền từ có câu “cố quốc nghĩ lại mà kinh”, Lý Dục lại bị em trai của Triệu Khuông Dẫn là Triệu Quang Nghĩa hạ độc chết.
300 năm sau, hoàng đế cuối cùng của nhà Nam Tống – con cháu đời sau của Triệu Khuông Dẫn, cũng ngay tại đất Giang Nam bị Nguyên Thát Tử bắt đi. Điều đáng lưu ý là con cháu của Triệu Khuông Dẫn cũng vì bài thơ hàm ý nhớ cố hương mà bị Nguyên Thát Tử ép uống thuốc độc tự sát.
Cuối năm nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương tung hoành vùng Giang Hoài, năm 1367 công phá Trương Sĩ Thành, Trương Sĩ Thành treo cổ tự sát. 270 năm sau, đế vị của Chu Nguyên Chương truyền đến đời sau là Chu Do Kiểm, Lý Tự Thành lãnh đạo nhân dân công phá Bắc Kinh, Chu Do Kiểm không còn đường thoát, đành phải treo cổ tự vẫn.
Những câu chuyện thực về nhân quả báo ứng từ xưa đến nay quả thật nhiều không kể hết.
Lâm Bưu vây hãm Trường Xuân, không cho người dân ra khỏi làng, kết quả khiến cho hàng trăm triệu người dân vô tội phải chết đói. Báo ứng của ông mọi người đều biết, ông tử nạn máy bay ở Mông Cổ, ngay cả vợ, con cũng không có.
Chu Ân Lai dẫn theo bọn người Đường Sinh đến nhà Cố Thuận Chương để “trừ gian”, những người bị “trừ” chủ yếu là phụ nữ, những người đàn ông đàn bà không liên quan đến chơi mạt chược cũng bị “ trừ”, còn “ trừ” bỏ bảo mẫu của nhà họ Cố, thậm chí cả một sĩ quan trẻ từng cứu mạng Chu.
Phương thức thủ đoạn như dùng gậy đánh, dây thừng siết cổ, một hơi đã giết chết mười mấy mạng người, mức độ tàn nhẫn thật khiến người đời nghe thấy cũng phải rợn cả tóc gáy. Trong thời gian “bình loạn phản chính”, bộ máy tuyên truyền bên phía chính quyền lại ra sức tuyên dương Chu Ân Lai cao thượng, chính trực, từ ái đồng thời vì ông ta không có con cái mà cảm thấy hối tiếc.
Quách Mạt Nhược làm con dao giết người cho Mao Trạch Đông, chỉnh Hồ Phong, diệt cánh hữu, cổ động cách mạng văn hóa, không chút dung tình, không biết đã hại chết bao nhiêu người trí thức cùng với vợ con của họ. Trước khi Quách Mạt Nhược qua đời, hai đứa con trai của ông cũng bị người khác hại chết. Đây chính là báo ứng ngay tại kiếp này.
Những người như vậy không có con cái, phải chăng là thiên ý?
Tiểu Thiện, dịch từ epochtimes.com