Tinh Hoa

Chuyện 59 năm trước: Không quân Mỹ vô tình để “rớt” bom xuống nhà dân

59 năm trước, một quả bom hạt nhân đã vô tình rơi xuống phía Nam Carolina và trúng vào nhà của một người dân. Khi đó, không mấy người biết được chuyện gì đã xảy ra.

Ngày 11/3/1958, Không quân Hoa Kỳ đã vô tình làm rơi một quả bom hạt nhân xuống vùng Nam Carolina.

Ngày 11/3/1958, chiếc Boeing B-47 Stratojet thuộc Không quân Hoa Kỳ đã cất cánh từ căn cứ không quân, bay tới Vương quốc Anh và sau đó đến Châu Phi. Trên đường bay, cơ trưởng Bruce Kulka quyết định xuống khoang bom để kiểm tra do có trục trặc ở chốt khóa. Ông mất 12 phút để tìm chốt này trước khi nhận ra nó nằm ngay trên khoang.

Khi kiểm tra, vô tình tay Kulka kéo chốt thả. Thế là quả bom Mark 6 nặng 3 tấn rời khỏi cửa máy bay đang mở và rơi xuống mặt đất. Kulka chụp được chỗ nắm nên không bị rơi theo. May mắn là phần hạt nhân vẫn còn trên máy bay.

Khi đó, hai chị em Frances 9 tuổi và Helen Gregg 6 tuổi, đang chơi với người anh họ 9 tuổi Ella Davies trong ngôi nhà do Walter Gregg (cha của 2 đứa trẻ) đã xây dựng cho chúng.

Vụ nổ đã phá hủy hoàn toàn khu vườn của gia đình Walter Gregg.

Ngôi nhà này được xây dựng ở phía sau căn nhà của họ ở Mars Bluff, Nam Carolina. Chỉ vài phút sau khi những đứa trẻ rời khỏi căn nhà, một quả bom hạt nhân đã rơi xuống đất, phá hủy toàn bộ.

Toàn bộ 6 người trong gia đình Gregg đều bị thương nhưng họ đã may mắn sống sót qua vụ nổ. Tuy nhiên, vụ nổ đã hoàn toàn phá hủy khu vườn của gia đình Walter Gregg.

Quả bom đã ném trúng và phá hủy một sân chơi ở Mars Bluff.

Ngôi nhà của Greggs và một số ngôi nhà ở gần đó đã bị phá hủy, nhưng không ai bị thương nặng. Gia đình Greggs đã kiện Air Force và được bồi thường 54.000 USD.

Khi tổ bay trở về căn cứ, họ bị cảnh sát quân sự bắt giữ. Ban đầu không quân Mỹ nghi vụ rớt bom này là hành vi phá hoại, nhưng tổ bay kể lại toàn bộ sự việc và thoát tội, thậm chí không bị khiển trách! Họ chỉ phải đến gặp gia đình Gregg để xin lỗi.

Quả bom được thả rơi là quả Mark 6, tương tự với quả bom này.
Khu vực bị tác động đã tạo ra một miệng hố lớn, rộng  21m và sâu 10m.
Vị trí quả bom rơi nằm ở một khu vực có rừng.
Các thành viên gia đình Gregg đều bị thương nhưng họ đã may mắn sống sót sau vụ nổ.
Đây là khối lượng của quả bom hạt nhân.
Không mấy người biết điều gì đã xảy ra ở Mars Bluff năm 1958.

Nhưng vụ rớt bom hạt nhân trên lãnh thổ Mỹ này chưa phải là cuối cùng. Vụ đánh rơi thứ hai lại xảy ra vào nửa đêm 24/1/1961 ở Goldsboro (Bắc Carolina). Chiếc oanh tạc cơ B-52G bị nổ tung khi tổ lái phát hiện có sự chảy xăng trong lúc tiếp nhiên liệu ngay khi bay. Xác máy bay rơi xuống thị trấn Faro, 5/8 thành viên tổ lái sống sót.

Nhưng điều đáng lo ngại là chiếc máy bay này chở hai quả bom nhiệt hạch Mark 39. Một quả đã đáp xuống mặt đất, quả kia rơi vào một cánh đồng với tốc độ 700 dặm/giờ, lực tác động dẫn đến mất khối uranium. Sau này Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert McNamara thừa nhận quả bom vỡ thành nhiều mảnh, có một mảnh không bao giờ được tìm thấy.

Nó có chứa uranium và được cho là đã cắm sâu xuống đất. Để chắc chắn, không quân Mỹ mua luôn khoảng đất ấy, vụ này cũng không làm ai chết. Cả hai vụ rơi bom hạt nhân trên đều cho thấy sự can thiệp của “thần may mắn” nhưng đồng thời cũng đánh động sự đáng ngại của những quả bom hạt nhân.

Tuệ Tâm biên dịch