Từ Cuba đến Argentina, tình cảnh toàn bộ khu vực Mỹ Latinh ngày nay là bằng chứng rõ nhất cho thấy chủ nghĩa xã hội có sức hủy hoại ghê gớm đến mức nào.
Venezuela trong mắt thế giới giờ đây là một quốc gia tan hoang, khốn khổ và lừa lọc, sẽ không quá nếu nói rằng nguyên nhân của những điều này là do hệ thống chủ nghĩa xã hội ở châu Mỹ Latinh.
Chính sách kinh tế kế hoạch hóa tập trung của chủ nghĩa xã hội và các hành vi vi phạm quyền sở hữu đã khiến Cuba rơi vào nghèo đói, gây ra tình trạng siêu lạm phát, hỗn loạn ở Venezuela, và suy thoái đạo đức ở Achentina.
Để duy trì hệ thống tái phân phối độc quyền phi nhân tính – vì người dân thường phản kháng – các chính quyền trên khắp châu Mỹ Latinh đã phải dùng đến chế độ độc tài như ở Nicaragua, hay vi phạm tự do ngôn luận và hội họp như ở Ecuador và Bolivia.
Bằng chứng là, hàng loạt người Mỹ Latinh vẫn tiếp tục di cư đến Bắc Mỹ, Châu Âu, và hầu như không bao giờ trở lại. Hơn 600.000 người Venezuela đã trốn khỏi chế độ độc tài của nước này và xin tị nạn ở Mỹ, Tây Ban Nha, khi Hugo Chavez lên nắm quyền vào năm 1999.
Những người dân bị áp bức ở Trung Mỹ và Caribe thường bỏ đi bằng tàu bè và đường bộ, vượt qua các tuyến đường chết chóc như “Chuyến tàu sinh tử” để qua Mexico. Phụ nữ thường bị hãm hiếp trên đường đi và thậm chí phải sử dụng biện pháp tránh thai để phòng ngừa.
Không chỉ người dân Mỹ Latinh mà cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng đều rời bỏ nơi này mà đi. Sau 500 năm bị áp bức, các nền kinh tế này hiện đang thiếu thốn cả nguồn nhân lực và vốn đầu tư, họ phải vật lộn với sự nghèo đói và hỗn loạn mà hầu hết người dân ở những nước phát triển không thể nào tưởng tượng nổi.
Có một số nước ngoại lệ như Chilê, họ không còn lựa chọn nào khác đành phải dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên thu nhập quốc dân bị tham nhũng, quyền lợi người dân không bền vững và các dự án chỉ ở mức nhỏ lẻ,…
Nền thống trị chuyên chế
Hãy xem bảng xếp hạng tự do kinh tế và dễ dàng kinh doanh của Viện nghiên cứu Fraser ở Canada. Bạn sẽ thấy những nước như Venezuela, Argentina, Ecuador, và Bolivia được phân loại có mức “tự do thấp nhất”. Những nước theo chủ nghĩa xã hội trong tổ chức Liên minh Bolivar (ALBA) là tệ nhất, và Cuba thậm chí không được xếp hạng. Nước này rất hiếm doanh nghiệp tư nhân và bất kỳ tổ chức nào có tính liêm khiết đều từ chối những thống kê giả dối của chính quyền.
>>> Fidel Castro qua đời, người dân Cuba: “Đã chờ đợi thời khắc này suốt 55 năm”
Ở Colombia, Lực lượng Vũ trang Cách mạng đã và đang tiến hành một cuộc khủng bố chủ nghĩa Mác-xít chống lại nhân dân và nhà nước trong nửa thế kỷ qua. Họ duy trì các hoạt động này bằng việc tống tiền và buôn bán ma túy. Và giờ đây, như một phần của “thỏa thuận hòa bình”, họ muốn có được chỗ ngồi trong Quốc hội Colombia.
Các chiến dịch tuyên truyền
Chúng ta có nên ngạc nhiên khi những người này nghĩ rằng đấu tranh và bạo lực là con đường dẫn đến thịnh vượng? Điều ngạc nhiên thực sự là vẫn còn có người đang tin vào lời giả dối của những người theo xã hội chủ nghĩa Mỹ Latinh.
Theo lời Mario Vargas Llosa, người từng đạt giải Nobel ở Peru: “Khi thực tế không thể chấp nhận thì tiểu thuyết là nơi trú ẩn”. Đối với các chính quyền Mỹ Latinh, việc đổ lỗi và bộ máy tuyên truyền là rất cần thiết. Tất cả nguyên nhân gây ra sự tàn phá kinh tế là do lỗi của người khác, và liên minh Bolivar cùng các nước có cùng tư tưởng trong khu vực đã phải trả cái giá rất cao cho hãng truyền thông của Venezuela Telesur để truyền bá sự lừa dối của xã hội chủ nghĩa, bao gồm các bài hát của họ.
Nhưng Telesur gần như vẫn nhẹ nhàng hơn so với mức độ lố bịch của cuộc đàn áp tự do ngôn luận trên toàn lục địa. Chẳng hạn như phạt tiền việc xuất bản và cấm xuất bản sách truyện, đóng cửa các tổ chức phi chính phủ nhằm đe doạ các nhà bất đồng chính kiến, thậm chí yêu cầu nhân viên chính phủ phải tham dự các cuộc diễu hành, ca ngợi lãnh chúa – chưa kể đến việc bỏ tù những người tham dự các cuộc diễu hành bất đồng chính kiến.
Kinh khủng nhất là Cuba, nơi được rất nhiều người theo chủ nghĩa xã hội khắp châu Mỹ Latinh ngưỡng mộ và hiện đang dưới thời Raúl Castro, em trai của Fidel. Nếu bạn công khai phản đối chế độ này, bạn sẽ được nhận một kết thúc trong tù hoặc bị ám sát.
Trong vụ Mùa xuân đen năm 2003, chính phủ Cuba đã bắt giữ và lập tức đưa ra tòa kết án 75 nhà bảo vệ nhân quyền, nhà báo độc lập, nhà quản thủ thư viện, nhà bất đồng chính kiến, v.v… có người tới 28 năm tù.
Để kêu gọi sự chú ý của cộng đồng thế giới đối với những bất công ở đây, các bà vợ và các nữ thân nhân của những nhà bất đồng chính kiến bị chính phủ Cuba cầm tù đã thực hiện một phong trào mang tên Các bà mặc y phục trắng. Các bà phản đối những vụ bắt giam chồng hoặc thân nhân của họ bằng việc mặc y phục màu trắng tới tham dự lễ misa mỗi ngày Chúa Nhật, sau đó lặng lẽ đi diễu hành qua các đường phố. Màu trắng được chọn như biểu tượng của hòa bình. Phong trào này đã được trao Giải thưởng Sakharov của Nghị viện châu Âu năm 2005.
Ở Cuba cũng giống như Trung Quốc, sự thật là thứ mà chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không thể có được.
Hồng Liên, theo Epoch Times