Các nhà khoa học đang nghiên cứu mẫu ADN của những bộ xương người có niên đại đến 430.000 năm. Điều này cho thấy chúng ta cần sớm tìm ra một học thuyết mới giải thích nguồn gốc loài người thay cho thuyết tiến hóa đã quá xưa cũ.
Bắt đầu từ năm 1997, các nhà khảo cổ đã khai quật hài cốt của khoảng 28 bộ xương có niên đại được xác định khoảng 430.000 năm từ hang động Sima de los Huesos ở bắc Tây Ban Nha hay còn gọi là “hố xương”. Phát hiện mới này một khi được khẳng định là chính xác, có thể khiến nhân loại phải nhìn nhận lại về nguồn gốc của mình.
Theo thuyết tiến hóa, con người đầu tiến xuất hiện ở Châu Phi từ cách đây 200.000 năm, sau đó tiến hành di cư sang các lục địa còn lại, sinh sôi tiến hóa thành các chủng tộc khác nhau: “da trắng, da vàng, da đen,..”. Phát hiện bộ xương người niên đại 430.000 tuổi gần như phủ định hoàn những luận điểm nêu trên.
Từ những chiếc sọ người còn nguyên vẹn, một số nhà khoa học cho rằng đây là những người thuộc giống loài Neanderthal xuất hiện sớm trên Trái Đất và là tổ tiên của người cổ đại 100.000 năm sau đó.
Nhưng nhiều nhà nghiên cứu khác lại phủ nhận ý kiến trên. Các khoa học gia cho rằng con số 430.000 năm là quá cách xa so với niên đại mà người Neanderthal tồn tại (theo nghiên cứu người Neanderthal sống cách đây khoảng 200.000 năm). Họ cho rằng một số người chỉ đang cố chấp bảo vệ “thuyết tiến hóa” mà không chịu nhìn nhận vấn đề một cách khách quan.
Trước phát hiện ở Tây Ban Nha, người ta cũng đã tìm thấy rất nhiều bằng chứng, chứng tỏ nhân loại đã xuất hiện từ cách đây hàng trăm triệu năm, thậm chí hàng tỷ năm.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chủ nhân những bộ xương này là hậu duệ của nền văn minh chu kỳ trước, và là một bằng chứng mới củng cố cho học thuyết “văn minh tiền sử”.
Kể từ cuối thế kỷ 20, người ta liên tục tìm thấy các dấu tích của nền văn minh cổ đại. Những Kim tự tháp dưới đáy Thái Bình Dương có niên đại hàng trăm triệu năm, lò phản ứng hạt nhân 1,8 tỷ năm tuổi ở Châu Phi, các tảng đá Ica ghi lại bản đồ địa cầu từ cách đây 13 triệu năm…v.v. Để giải thích cho những hiện tượng này, các nhà khoa học đã xây dựng học thuyết “văn minh tiền sử“, cho rằng: “Nhân loại có nguồn gốc vô cùng xa xưa, trải qua rất nhiều chu kỳ văn mình, sau đó vì một tai họa tự nhiên hoặc nhân tạo, nền văn minh đó đã bị hủy diệt hoàn toàn, chỉ còn một số người sống sót, sau đó xây dựng nền văn minh mới, sau lại bị hủy diệt, lại tiếp tục xây dựng… cứ tiếp tục như vậy mãi cho đến ngày nay“.
Ngoài ra giám định DNA những bộ xương, nhóm nghiên cứu còn phát hiện chúng chứa DNA của cả người Neanderthal và người Denisova. Điều này có nghĩa họ ( những gì tìm thấy ở Tây Ban Nha) có thể mới là tổ tiên thật sự của chúng ta.
Phát hiện có ý nghĩa sâu sắc đối với nguồn gốc của nhân loại. Có thể loài người đã xuất hiện sớm hơn rất nhiêu so với quan niệm của thuyết tiến hóa.
Khi khoa học không ngừng phát triển, con người không ngừng nhận thức lại mới về vũ trụ, tự nhiên và con người, quan niệm trước đó không nhất định là đúng nữa.
Theo Genk