Diệp Thích là học giả nổi tiếng thời Nam Tống, là đại biểu của học phái Vĩnh Gia, rất có tên tuổi. Có người mạo danh ông đến phủ Tể tướng Hàn Thác Trụ cầu kiến. Đúng dịp là, Diệp Thích giả lại gặp phải Diệp Thích thật! Càng kỳ quái chính là, hàng giả lại không chạy mất, ngược lại còn thẳng thắn nói chuyện!
Thời Nam Tống Ninh Tông, lúc đó Tể tướng Hàn Thác Trụ (1151-1207, tự là Tiết Phu, người Tống An Dương) khá yêu thích học vấn của Diệp Thích. Diệp Thích là tiến sĩ vào năm Thuần Hi, là học giả nổi tiếng thời Nam Tống, đại biểu học phái Vĩnh Gia, người ta gọi là Thủy Tâm tiên sinh, danh tiếng rất lớn.
>>> Người biết lừa lọc, quỷ cũng biết mạo danh đòi cúng tế
Một hôm nọ, Hàn Thác Trụ mời Diệp Thích đến nhà làm thượng khách. Ngay lúc chủ khách đang nói chuyện, người hầu dâng lên một tấm danh thiếp, nói là bên ngoài có khách quý cầu kiến. Hàn Thác Trụ nhìn danh thiếp một cái, chỉ thấy phía trên viết “Thủy Tâm Diệp Thích hậu kiến”. Mọi người đều không hiểu gì, chẳng lẽ có 2 Diệp Thích sao? Ngồi ở sảnh chẳng lẽ lại không phải là Diệp Thích? Mà ngoài cửa rốt cuộc là người nào? Khách khứa cũng cảm thấy kỳ quái.
Hàn Thác Trụ nói: “Dám cả gan dùng tên của Diệp Thích, nhất định không phải là hạng bình thường”. Rồi ra lệnh cho người hầu mời ông ta vào.
Một người dáng vẻ đường hoàng, khí độ bất phàm xuất hiện trước mắt chủ khách, Hàn Thác Trụ vẫn đối đãi với y như khách, trong lòng muốn nghĩ xem cách gì để ông ta tự lộ chân tướng, liền lật ra văn chương của Diệp Thích để thử.
Người đó thần sắc không chút hốt hoảng, trong lòng dường như đã có dự tính, ông ta nói: “Đây đều là văn chương ta viết lúc còn trẻ, giờ đây nhìn lại chợt thấy nông cạn, cho nên về sau đã sửa lại rồi”.
Hàn Thác Trụ nghe người đó đọc lại thơ văn đã sửa, cảm thấy so với ban đầu quả là hay hơn, càng nghe càng cảm thấy người đó không phải hạng người bình thường, liền mời ông ta đến thư viện dùng cơm. Sau khi dùng cơm xong, lại lấy ra bức họa, thăm dò thực lực đối phương.
Hàn Thác Trụ lấy ra bức thư họa Dương Quý Phi năm đó, nói viết lời tựa ở phía sau, người đó liền nhấc bút lên đề lời tựa. Sau đó, Hàn Thác Trụ lại lấy ra một bức thư họa thời Bắc Tống, mời viết đề tựa, người đó lập tức viết như mây. Ông ta không chỉ viết lời đề tựa, mà còn châm biếm cả chính trị lúc ấy.
Sau khi viết xong hai quyển, lại đến những cuốn khác, lời đề tựa của người đó đều là giản dị chân thật, lộ ra tài tình. Các khách quý đều không khỏi kinh ngạc. Hàn Thác Trụ mừng rỡ, bèn lặng lẽ nói với ông ta: “Thủy Tâm tiên sinh vốn đã ở đây, thiên hạ chẳng lẽ có đến hai Thủy Tâm sao?”.
Người kia không chút hoảng hốt, cười đáp: “Trong thiên hạ, người tài như Thủy Tâm tiên sinh cũng không phải là ít, thậm chí nhiều đến xe không thể chở hết. Nếu hôm nay tôi không giả làm Thủy Tâm tiên sinh, có lẽ cũng không bước vào được cánh cửa này rồi”.
Hàn Thác Trụ đồng ý, trong đầu cảm thấy nhất định phải bồi dưỡng, trọng dụng người này. Người này vốn tên là Trần Đảng, người Kiến Ninh, về sau thi đỗ Tiến sĩ. Chỉ có điều, vàng thật mới thử thách được thời gian, về sau Trần Đảng đậu Tiến sĩ nhưng cũng không để lại thành tựu gì lớn, dù sao sửa đổi văn chương người khác thì dễ, làm từ đầu mới là khó.
>>> Những câu chuyện truyền kỳ về vị tăng điên có thần thông
Tuệ Tâm, theo NTDTV