Escrava Anastacia, là một nữ nô lệ người châu Phi sống tại Brazil vào thế kỷ 20. Người ta kể lại rằng cô ấy rất đẹp, cùng với tấm lòng đức hạnh bao dung, cô được ví như một vị Thánh nữ trong di sản văn hóa của Rio de Janeiro.
Có một vài ghi chép về cuộc đời của cô, một số sử gia cho rằng cô là người gốc Brazil, trong khi những người khác lại khẳng định rằng cô là người gốc Phi. Tuy nhiên, cô được coi là một trong những người phụ nữ quan trọng nhất trong di sản văn hóa của Rio de Janeiro.
Mẹ của Anastacia, bà Delminda, là một phụ nữ da đen xinh đẹp thuộc bộ lạc Bantu, miền Nam Nigeria và Cameroon, bà là con gái của gia đình hoàng tộc Galanga, tất cả đều bị bán lên con tàu nô lệ đưa đến Rio, Brazil vào năm 1940.
Bà Delminda đã bị một cai quản người da trắng cưỡng đoạt rồi bán cho Joaquina Pompeu trong khi đang mang thai Anastacia. Ngày 5/3, Anastacia chào đời.
Anastacia rất đẹp, cô là người da đen đầu tiên có đôi mắt màu xanh. Truyền thuyết kể lại rằng, cô càng lớn càng trở nên xinh đẹp, vẻ ngoài hoang dã với đôi mắt xanh cùng làn da đen lạ lẫm đã làm bao người mê đắm và khiến rất nhiều cô gái người da trắng phải ghen tị.
Joaquin Antonio, con trai của người chủ nô bị ám ảnh sâu sắc bởi vẻ đẹp của Anastacia. Vì nhiều lần bị từ chối, để trừng phạt cô, Antonio đã dùng một chiếc vòng cổ sắt nặng đeo lên cổ và một chiếc rọ mõm đeo vào miệng khiến Anastacia không thể nói được. Cô chỉ được tháo nó ra một lần mỗi ngày để ăn.
Cô kiên trì chịu đựng chiếc mặt nạ nô lệ trong suốt phần đời còn lại của mình và đối xử với mọi người bằng thái độ bình tĩnh, tử tế và nhân hậu. Nỗi đau không thể tưởng tượng được của cô cùng với tấm lòng vị tha đã trở thành biểu tượng của tử đạo.
Sau nhiều năm chịu đựng đau khổ và bị đối xử tàn nhẫn, Anastacia xinh đẹp qua đời vì uốn ván do chiếc cổ áo bằng sắt.
Rất nhiều ghi chép viết lại rằng, những phép lạ đã xuất hiện vào những năm tháng cuối của cuộc đời Anastacia. Từ trái tim nhân hậu và vị tha, cô đã có thể dùng nó để chữa lành vết thương cho nhiều người. Người ta tin rằng trước khi qua đời, cô đã chữa lành vết thương cho con trai của người chủ nô do mắc một căn bệnh nặng.
Người chủ nô đã giải phóng và từ bỏ danh xưng nô lệ cho Anastacia, cô được chôn cất trong một nghĩa trang nô lệ tại Rio. Hài cốt của cô được đưa về nhà thờ Rosario, nhưng thật đáng tiếc, chúng đã biến mất hoàn toàn sau một vụ cháy nhà thờ.
Escrava Anastacia được nhớ đến như một biểu tượng của sự từ bi và lòng vị tha. Một điều trùng hợp hơn nữa, từ “Anastacia” trong tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là “Phục Sinh”.
Theo USSlave