Đến đầu thế kỷ 20, Thổ Nhĩ Kỳ gặp một phen cải cách động trời khi ngôn ngữ hệ Ả Rập được thay bằng bảng chữ cái Latin. Từ đây những ký ức văn hóa và lịch sử đã bị đứt gãy để tiến đến một thời kỳ mới mang phong cách phương Tây hơn.
Cải cách chữ viết để thân Tây
Thổ Nhĩ kỳ là vùng đất nằm giữa Âu và Á, trên con đường tơ lụa nổi tiếng. Đó là nơi tồn tại Đế quốc Ottoman hùng mạnh kéo dài 7 thế kỷ và dĩ nhiên có một lịch sử huy hoàng và nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc Tây Á và Hồi giáo.
Đến đầu thế kỷ 20, trước đòi hỏi phải đổi mới và hiện đại hóa nước Thổ, đế chế Ottoman sụp đỗ, năm 1923 Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời. Cuộc cách mạng toàn diện về văn hóa bao bao gồm chữ viết được đề xướng để tạo ra một Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ mới mẻ từ tàn tích đế chế cũ.
Chủ tịch nghị viện Kazakhstan ông Nurlan Nigmatulingọi gọi sự chuyển đổi sang chữ cái Latin là “một công cụ hiện đại hóa chung của ngôn ngữ”. Phó Giám đốc Viện Tích hợp Á-Âu ông Sergey Seliverstov thậm chí đi xa hơn khi thông báo rằng sự đổi mới lương tâm của người dân Kazakh mới là điều cần thiết .
Bất chấp những phát ngôn kỳ quái này, sự chuyển đổi ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ từ chữ viết tiếng Ả Rập sang bảng chữ cái Latin vẫn diễn ra. Ý tưởng này đã có từ thời Liên Xô cũ nhưng kế hoạch, được chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành một cách nhất quán và thành công vào thời điểm lịch sử đặc biệt đó, đang mô phỏng theo cuộc cách mạng văn hóa Xô viết.
Rất lâu trước cuộc cải cách của Mustafa Kemal Atatürk – lãnh đạo của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ non trẻ, một số nhà cải cách đã đề xuất phỏng theo bảng chữ cái Latin. Năm 1862, chính khách Munuf Pasa đã ủng hộ cuộc cải cách bảng chữ cái. Vào đầu thế kỷ 20, những đề xuất tương tự đã được một số nhà văn liên quan đến phong trào Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện. Vấn đề lại được đặt ra vào năm 1923 tại thời điểm diễn ra hội nghị kinh tế của nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ mới được thành lập.
Cuộc thảo luận công khai về chủ đề này tiếp diễn trong nhiều năm. Những người bảo thủ và phe đối lập tôn giáo chống lại việc từ bỏ chữ viết Ả Rập truyền thống. Họ cho rằng, khi chuyển con chữ sang hệ Latin, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tự mình dần rời xa cộng đồng thế giới Hồi giáo và thay thế các giá trị truyền thống của đất nước bằng những thứ ngoại lai.
Ngoài ra, họ đề nghị sử dụng bảng chữ cái tiếng Ả Rập thêm vào nó một số chữ cái để đại diện cho một số ký tự đặc thù trong ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, nhìn vào việc ở Liên Xô hầu hết các ngôn ngữ được Latin hóa thành công, cải cách chữ viết ở Thổ Nhĩ Kỳ lại được tiếp thêm động lực to lớn.
Trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ rất thú vị bởi vì ở đất nước này, cải cách ngôn ngữ đã trở thành một nhân tố để Atatürk thực hiện toàn bộ dự án hiện đại hóa bằng lửa đạn và gươm đao. Cũng giống như chủ nghĩa sùng bái lãnh tụ ở Liên Xô, ở Thỗ Nhĩ Kỳ, Mustafa Kemal Atatürk được xem là “Cha già dân tộc Thổ”, “Người Thổ vĩ đại”. Và nữa, Atatürk không bao giờ che giấu rằng ông muốn trở thành một Lenin thứ hai.
Cải cách ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu vào ngày 1/11/1928, sau khi Quốc hội nhất trí bỏ phiếu thông qua Luật bảng chữ cái. Một cuộc cách mạng văn hóa thực sự bắt đầu từ đây. Atatürk đích thân phổ biến bảng chữ cái Latin trong nước. Ông còn nhiệt tình soạn nhạc cho tiến trình truyền bá bảng chữ cái.
Thổ Nhĩ Kỳ chuyển sang thời kỳ sôi sục học con chữ mới. Bảng phấn được đặt trong tất cả “cơ sở hạ tầng trọng điểm” như – ngân hàng, bưu điện và đồn cảnh sát. Vở tập viết được bán ở mọi góc đường. National Geographic viết: “Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một lớp học lớn”.
Ba nguyên nhân dẫn đến cuộc cải cách chữ viết của Atatürk
Cải cách chữ viết truyền thống Thổ Nhĩ Kỳ là một quá trình lột xác đau đớn, bởi lẽ phải làm được 2 việc: thích ứng với bảng chữ cái Latin và thanh lọc những từ trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, có những nguyên nhân để làm vậy.
Đầu tiên, những người ủng hộ Atatürk cho rằng các phiên âm Ả Rập không truyền tải chính xác các nguyên âm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Thực tế lại cho thấy tiếng Thổ Nhĩ Kỳ được viết bằng chữ cái Ả Rập đã được dùng qua nhiều thế kỷ. Nó rất phù hợp với ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman với nhiều từ vay mượn từ tiếng Ả Rập và tiếng Ba Tư. Tiếng Ả Rập có nhiều phụ âm phong phú nhưng không có nhiều nguyên âm, khi dùng trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, nó có cách xoay vần khác. Sự xuất hiện của máy điện báo và các phương tiện thông tin đại chúng trong thế kỷ 19 cho thấy những hạn chế của việc sử dụng bảng chữ cái tiếng Ả Rập để truyền tải tiếng nói của người Thổ.
Song, đây chỉ là nguyên nhân thứ yếu, chưa đủ dẫn đến một cuộc cải cách quy mô như vậy. Do đó, có thêm lý do thứ hai – lý do chính trị. Atatürk muốn đất nước rời bỏ di sản của Ottoman càng nhiều càng tốt. Trước thế chiến I, Thổ Nhĩ Kỳ là đất nước nhiều tộc người thiểu số. Sau đó, sự sụp đổ của đế chế và trao đổi dân cư với Hy Lạp, mặc nhiên tạo thành một Thỗ Nhĩ Kỳ có nhiều người Turk hơn với không gian văn hóa đặc trưng. Vì vậy, Ataturk đã có cơ hội để thiết lập chế độ độc tài trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Như chúng ta biết, chế độ độc tài sẽ được tạo ra thuận lợi bằng việc thiết lập các tiêu chuẩn và phép tắc. Và điều này chắc chắn đã góp phần rất quan trọng trong việc cải cách chữ viết.
Cuộc trao đổi dân số Hy Lạp -Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra năm 1923 vô tình làm ảnh hưởng đến những người đến từ Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria. Đó là kết quả do Hy Lạp thua cuộc trong chiến tranh Hy Lạp -Thổ Nhĩ Kỳ lần thứ hai 1919-1922, Hy Lạp đã để mất Smyrna và Đông Thrace. Các tín đồ Kitô giáo sống trong lãnh thổ này (tín đồ Kitô chiếm tới 71% dân số của Izmir trước chiến tranh) đã chịu số phận bi đát bị tàn sát nhẫn tâm, một phần do lực lượng quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đốt cháy thị trấn.
Sau khi ký kết thỏa thuận hòa bình Lausanne và Công ước và Nghị định thư giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, các cuộc trao đổi dân cư bắt đầu. Nó vô tình ảnh hưởng đến khoảng 2 triệu người, đặc biệt là người Hy Lạp vùng Tiểu Á và Đông Thrace. Sự trao đổi rõ ràng là không công bằng – 1,5 triệu người Kitô giáo bị trục xuất đến Hy Lạp đổi lại nữa triệu người Hồi giáo đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Các nghiên cứu lịch sử cũng chỉ ra rằng Atatürk có nhiều động cơ thực dụng hơn. Thứ nhất, ông có nhiệm vụ xóa triệt nạn mù chữ vì lúc đó không quá 10% dân số Thổ Nhĩ Kỳ biết chữ. Vấn đề này liên quan đến sự kém hiệu quả của chữ viết Ả Rập và hệ thống chữ viết của người Turk rõ ràng thua kém hơn so với các hệ thống chữ viết của các dân tộc thiểu số sống trong đế quốc.
Khi đế quốc Ottoman tan rã, các nhóm thiểu số được cho là vượt quá tầm kiểm soát của nhà nước mới đang đối mặt với mối đe dọa bị mất đi hệ thống cai trị của mình. Đế chế cũ đã để mất các dân tộc thiểu số – đó là các tộc người Hy Lạp, người Armenia, những người Slav có trình độ đọc viết cao hơn đáng kể. Họ là những nhóm sinh sống và quản lý các thành phố, kiểm soát thương mại, tài chính.
Một số hồi ký kể lại, những năm đầu của nước cộng hòa, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đích thân làm nhiệm vụ tại các nhà ga, khi nhìn thấy một người mặc trang phục châu Âu, họ sẽ cố gắng thuyết phục anh ta trở thành nhân viên nhà nước ngay.
Do đó, đối với Thổ Nhĩ Kỳ, sự thích nghi của bảng chữ cái Latin không đơn giản chỉ là vấn đề khai sáng trí tuệ cho người dân mà còn là sự tồn tại của quốc gia được sinh ra từ tàn tích của đế quốc Ottoman.
Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại được thành lập vào năm 1923 do phân chia Đế quốc Ottoman sau khi thất bại trong Thế Chiến I và cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ, nền quân chủ bị bãi bỏ và biến lãnh thổ thành quốc gia với đa số người Turk.
Atatürk và chính quyền của ông đã giải quyết nhiệm vụ xóa mù chữ với thành công lớn. Năm 1940, hơn 80% dân số Thổ Nhĩ Kỳ biết chữ. Song, cái giá mà các viên chức nhà nước phải trả cho sự thành công này là sự “thanh tẩy” hoàn toàn tất cả các từ ngữ “đẹp đẽ”, nhiều nghĩa và từ ghép được vay mượn từ ngôn ngữ Ả Rập và Iran.
Để đánh giá mức độ của thảm họa này, các sử gia trích dẫn ví dụ giả định sau đây. Hãy tưởng tượng một cuộc cải cách tiếng Anh sẽ thanh lọc tất cả các từ gốc Latin được những người chinh phục Norman sử dụng. Nếu điều đó xảy ra, tiếng Anh sẽ rơi vào tình trạng bệ rạc với duy nhất bộ âm tiết gốc Đức.
Nói đúng ra, những từ gốc Đức chiếm phần lớn nhất trong văn nói tiếng Anh. Tuy nhiên, các từ gốc Latin lại định hình ra phong cách văn viết. Trong làn sóng cải cách của Atatürk, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gặp phải cảnh tương tự. Phong cách giáo dục truyền thống của Ả Rập cũng bị phá hủy. Tất cả 479 cơ sở giáo dục tôn giáo đã bị đóng cửa. Năm 1927, trường học bị đóng cửa ở mọi nơi.
Ngày nay, những tranh cãi về cải cách ngôn ngữ của Atatürk vẫn diễn ra. Thậm chí các tranh cãi còn gay gắt hơn khi chính phủ phải tổ chức các khóa học phục hồi văn hóa và các lĩnh vực có liên quan đến đế chế Ottoman. Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay gần như không thể tiếp cận với nền văn hóa Ottoman cũ do khác biệt chữ viết với cha ông họ.
Văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại đã được tạo ra từ cuộc cải cách ngôn ngữ của vị lãnh tụ Atatürk. Và rõ ràng là quyết định của Atatürk được đưa ra trong hiện trạng xã hội khắc nghiệt, theo một mục tiêu rõ ràng của chế độ độc tài, đó là hình thành tầng lớp những trí thức có giáo dục về chính trị, xã hội, tài chính và kinh tế. Để đạt được mục tiêu này, Atatürk đã sẵn sàng để cả dân tộc trả một cái giá quá đắt về văn hóa và truyền thống.
>>> Cải cách chữ viết – Nếu cái giá phải trả là sự “đứt gãy” văn hóa…
>>> Vì sao Trung Quốc cưỡng chế phát triển chữ Hán giản thể?
Bảo Long, theo kz.expert