108 tình nguyện viên đầu tiên ở Vũ Hán đã liên tục được tiêm vắc-xin để thử nghiệm lâm sàng vắc-xin viêm phổi Vũ Hán do đội nghiên cứu của quân đội Trung Quốc chế tạo. Tuy nhiên, mấy ngày trước có tin nói rằng những người này xuất hiện hiện tượng phát sốt, chóng mặt, cùng một vài triệu chứng khác.
Căn cứ theo tư liệu của Trung tâm đăng ký thử nghiệm lâm sàng Trung Quốc, đơn vị chịu trách nhiệm của thí nghiệm này là Viện Khoa học Quân sự, Sở Nghiên cứu Y học Quân sự, Sở Nghiên cứu Công trình sinh vật và Công ty cổ phần sinh vật Khang Hi Nặc (CanSino Bio-B). Thử nghiệm là để kiểm tra và đánh giá sự an toàn và hiệu tính của vắc-xin virus.
Được biết, 108 tình nguyện viên cần thiết cho thử nghiệm lâm sàng của vắc-xin viêm phổi Vũ Hán chỉ giới hạn cho những cư dân thường trú trong khu vực Vũ Hán. Trong số đó, những cư dân ở Vũ Xương, Hồng Sơn và Khu thắng cảnh Đông Hồ được ưu tiên để làm thử nghiệm, độ tuổi từ 18 đến 60. Tình nguyện viên sẽ được phân thành 3 nhóm với liều thấp, trung bình và cao, mỗi nhóm gồm 36 người.
Do một số yêu cầu nhất định về tố chất cơ thể, sau khi qua sàng lọc và kiểm tra thể chất, các tình nguyện viên đủ điều kiện có thể được tiêm vắc-xin. 14 ngày sau khi tiêm là khoảng thời gian quan sát cách ly tập trung. Trong vòng nửa năm sau khi tiêm vắc-xin, đội ngũ y tế sẽ tiến hành theo dõi định kỳ nhiều lần đối với các tình nguyện viên, để xem họ có phản ứng bất lợi nào không, và liệu các kháng thể giống như protein S có được sản sinh trong cơ thể hay không.
Theo “Tân Kinh báo”, tình nguyện viên Trần Khải mã số “011”, sau khi tiêm vắc-xin ngày 19/3, cơ thể anh bị sốt nhẹ, chóng mặt, đau nhức cơ mông và các khó chịu khác. Anh nói: “Sau khi tiêm xong tôi có một số phản ứng. Buổi sáng sau khi thức dậy, tôi cảm thấy cơ thịt ở hai bên mông đau nhức. Lúc đầu, tôi còn nghĩ rằng do giường ngủ cứng không quen gây ra. Tuy nhiên, khi tôi mở điện thoại di động và nhìn vào nhiệt kế điện tử, thấy hơn 37°C thì nghĩ rằng chắc là cơ thể đã có phản ứng với vắc-xin rồi”.
Anh tiết lộ rằng, mỗi tình nguyện viên đều có một nhiệt kế điện tử 24 giờ, được gắn dưới nách bằng băng dính hai mặt, cài một ứng dụng vào điện thoại thì có thể theo dõi nhiệt độ cơ thể của mình trong trong suốt 24 giờ.
Trần Khải nói thêm: “Sau khi ăn sáng, đầu có chút choáng váng, cơ mông nhức mỏi, ngồi không được nên cứ ở trong phòng đi tới đi lui. Dần dần, cơ lưng ở hai bên eo cũng có một chút đau nhức, nhiệt độ vẫn cứ khoảng 37°C, cảm thấy tinh thần không tốt lắm, lại nằm xuống giường để ngủ”. Sau đó anh nói chuyện với các tình nguyện viên khác trong nhóm và thấy rằng trong số những người được tiêm vắc-xin vào ngày 19, hầu hết họ đều bị tăng nhiệt độ, trầm cảm, chóng mặt v.v.
Theo tìm hiểu, hầu hết những người tình nguyện viện đầu tiên thử nghiệm vắc-xin viêm phổi Vũ Hán đều trên 30 tuổi, bao gồm bác sĩ, nhân viên truyền thông, cựu chiến binh, người nội trợ, v.v. Mỗi tình nguyện viên đều một mình một phòng trong điểm cách ly, và nhóm nghiên cứu gửi cho họ một cuốn nhật ký, ghi lại từng chỉ số, phản ứng cơ thể và cảm xúc của mình mỗi ngày.
Trước đây, có tin đồn rằng Trần Vi, nghiên cứu viên của Viện Y học Quân sự, Viện Khoa học Quân sự, viện sĩ Viện Công trình Trung Quốc, đã đích thân tiêm vắc-xin liều đầu tiên, điều này được các tình nguyện viên xác nhận là thật.
Điều đáng chú ý là cùng lúc đó, hình ảnh lọ thuốc “vắc-xin do Trần Vi sáng chế” cũng được đăng tải trên Internet cùng lúc với “vắc-xin viêm phổi Vũ Hán trùng tổ”. Bao bì lọ cho thấy ngày sản xuất vắc-xin là ngày 26/2/2020 và hạn sử dụng là ngày 25/2/2022.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra rằng phải mất khoảng 5 đến 6 tháng để sản xuất ra vắc-xin sau khi giám định và tách gốc của chủng virus mới, thời gian mấy tháng này rất cần thiết, bởi vì việc sản xuất vắc-xin mới liên quan đến nhiều trình tự, mỗi trình tự đều cần thời gian nhất định để hoàn thành. Dựa trên tính toàn này thì Trần Vi đã bắt đầu nghiên cứu vắc-xin vào khoảng tháng 9/2019, vậy Trần Vi đã dựa theo “trình tự gen” của ai để nghiên cứu?
Minh Huy (Theo NTDTV)