Các nhà khoa học đã vô tình tạo ra một loại enzym có thể phân hủy các chai nhựa. Sự kiện đột phát này có thể mở ra hướng đi mới giúp giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa trên toàn cầu.
Các nhà khoa học tại Đại học Portsmouth (Anh) cùng Phòng thí nghiệm Quốc gia về Năng lượng Tái tạo của Bộ Năng lượng Mỹ (NREL) đã khám phá ra loại enzyme trên trong quá trình nghiên cứu cấu trúc của một enzyme tự nhiên tìm được ở một trung tâm tái chế chất thải tại Nhật vài năm trước.
Họ cho biết loại enzyme này, được đặt tên là Ideonella sakaiensis 201-F6, có khả năng “ăn” polyethylene terephthalate, PET, tức hợp chất được đăng ký là một loại chất dẻo từ thập niên 1940 và được sử dụng trong hàng triệu tấn chai nhựa trên thế giới từ đó đến nay.
Mục tiêu của ban đầu của các nhà khoa học là tìm hiểu về cấu trúc của loại enzyme tự nhiên ở trên, nhưng sau đó họ lại chế được một loại enzyme có thể làm tan rã cấu trúc của nhựa PET.
“Chúng tôi hi vọng xác định được cấu trúc của enzyme này để trợ giúp trong vấn đề thay đổi cấu trúc gene của protein, nhưng cuối cùng lại tiến một bước xa hơn và vô tình tìm ra thứ có khả năng phân hủy tốt hơn các loại chất nhựa”, trưởng nhóm nghiên cứu của NREL cho hay.
Khoảng 1 triệu chai nhựa được bán mỗi phút trên toàn cầu và, chỉ 14% được tái chế và phần lớn chúng sẽ rơi vào các đại dương làm hại đến môi trường biển và có thể là những người ăn hải sản. Enzyme đột biến mất vài ngày để bắt đầu phân hủy nhựa – như vậy đã là nhanh hơn rất nhiều so với việc mất hàng thế kỷ để một chai nhựa tự phân hủy ở đại dương.
Các nhà nghiên cứu rất lạc quan rằng quá trình phân hủy có thể được đẩy nhanh hơn nữa và chúng ta có thể áp dụng công nghệ này trên quy mô lớn.
GS. John McGeehan, giám đốc Viện khoa học sinh học và y sinh ở trường khoa học sinh học tại Portsmouth, cho biết: “Điều chúng tôi hy vọng là sử dụng enzyme này để biến nhựa trở lại thành các thành phần ban đầu, vì vậy chúng ta có thể tái chế chúng. Mặc dù sự cải thiện là khiêm tốn, nhưng khám phá bất ngờ này cho thấy rằng hiện vẫn có cách để cải thiện những enzyme này, giúp chúng ta tiến gần hơn tới một giải pháp tái chế cho ‘ngọn núi’ chất thải nhựa đang ngày càng phình ra”.
Tuy nhiên, ngay cả những chai được tái chế chỉ có thể biến thành các sợi xơ đục cho quần áo hoặc thảm. Enzyme mới cho thấy một cách để tái chế chai nhựa trong suốt trở lại chai nhựa trong suốt, điều này có thể làm giảm nhu cầu sản xuất nhựa mới.
Có thể coi đây là một tín hiệu tốt cho việc xử lý rác thải nhựa nhưng không vì thế mà chúng ta muốn thải ra bao nhiêu rác nhựa cũng được. Biện pháp tốt nhất là con người nên học cách hạn chế tối đã việc dùng đồ nhựa và thải ít rác thải nhựa ra môi trường.
Hồng Liên (t/h)