Quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất vẫn luôn là câu hỏi lớn của chúng ta. Với những nghiên cứu ghi nhận được từ các hành tinh khác nói chung và sao Mộc nói riêng, hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ hiểu được nguồn gốc, lịch sử… của Trái Đất.
Sao Mộc hay Mộc tinh là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại.
Các nhà thiên văn học cổ đại đã biết đến hành tinh này và gắn với thần thoại, niềm tin tôn giáo trong nhiều nền văn hóa. Người La Mã đặt tên hành tinh này theo tên của vị thần Jupiter – vị thần quan trọng nhất trong số các vị thần.
Mới đây, vào lúc 23h18 ngày 4/7 theo giờ Mỹ (tức 10h18 sáng 5/7 theo giờ Việt Nam), Phi thuyền Juno của NASA đã tiếp cận được với hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời, sẵn sàng khám phá nguồn gốc và tác động của sao Mộc lên quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất. Google đã thay đổi hình Doodle trên trang chủ nhằm chúc mừng sự kiện tàu Juno của NASA tiếp cận quỹ đạo Sao Mộc thành công.
Tàu vũ trụ Juno dang những tấm pin năng lượng Mặt Trời, chuẩn bị tiếp cận quỹ đạo Sao Mộc.
Scott Bolton, nhà khoa học đứng đầu dự án Juno tại Viện nghiên cứu Southwest ở San Antonio, Mỹ, cho biết “Chúng tôi đang nghiên cứu về tự nhiên, cách sao Mộc hình thành và những gì có thể cho chúng ta biết về lịch sử Trái Đất hay nơi chúng ta ra đời”.
Trong quá trình khám phá sao Mộc, Juno sẽ gửi hàng tệp hình ảnh và dữ liệu về NASA. Trước khi đón nhận nhiều thông tin thú vị về sao Mộc từ Juno, dưới đây là 10 sự thật liên quan đến hành tinh này đã được các nhà khoa học thừa nhận.
Sao Mộc là hành tinh có kích thước to lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, gấp hai lần rưỡi tất cả các hành tinh khác cộng lại.
Lực hấp dẫn trên sao Mộc rất mạnh, khoảng 135.000 dặm/ giờ (217.224 km/h).
Từ trường của sao Mộc mạnh hơn Trái Đất 20 lần.
“Vết đỏ lớn – Great Red Shot” là cơn bão khổng lồ nằm ở 22 độ phía nam xích đạo. Người ta cho rằng, cơn bão này xuất hiện ít nhất là từ năm 1831, và cũng có thể là từ năm 1665.
Jupiter quay nhanh hơn so với các hành tinh khác, vì vậy một ngày trên sao Mộc chỉ bằng 10h dưới Trái Đất.
Nhiệt độ và áp suất tăng đều đặn bên trong Sao Mộc khi đi về lõi của nó. Nhiệt độ của lõi sao Mộc ước chừng khoảng 24.000 độ, nóng hơn bề mặt của Mặt Trời.
Nếu sao Mộc to thêm 80 lần nữa, nó sẽ trở thanh một ngôi sao thay vì một hành tinh như hiện nay.
Có ít nhất 67 vệ tinh tự nhiên quay quanh sao Mộc, bao gồm bốn vệ tinh lớn nhất gọi là các vệ tinh Galileo do nhà bác học Galileo Galilei lần đầu tiên quan sát năm 1610.
Sao Mộc là một hành tinh khí khổng lồ nên bề mặt của nó chứa chủ yếu hydro và heli.
Hành tinh này quay rất nhanh với nhiều lực hấp dẫn. Việc Juno tiếp cận được với sao Mộc sẽ đem đến cho các nhà khoa học hy vọng về việc nghiên cứu quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất.
Theo khamphavn