Cá chép vốn là món ăn rất dinh dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Với một số nhóm bệnh nhân, nếu ăn cá chép thì tình trạng bệnh có thể trở nên nặng hơn.
Cá chép: Món quà dinh dưỡng đặc biệt từ thiên nhiên
Cá chép là một thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình. Vào những thời điểm từ tháng 2 – 4 hoặc từ tháng 8 – 12 thì cá rất béo và thơm ngon. Có thể nói, đây là 2 thời điểm ăn cá chép ngon nhất trong năm, mỗi nhà đều tận dụng khoảng thời gian này để ăn chúng một cách thường xuyên.
Theo quan điểm dinh dưỡng, phân tích dưới góc nhìn chuyên gia, cá chép có những ưu điểm sau:
Thành phần protein amino acid trong cá chép tương đương với thành phần protein amino acid mà cơ thể cần, rất dễ dàng để hấp thụ. Nó là dạng chất đạm chất lượng cao, chất xơ tốt, hàm lượng nước nhiều hơn, do đó thịt rất mềm và tinh mịn.
Đây là món ăn dễ tiêu hóa hấp thu hơn rất nhiều so với thịt từ gia súc, gia cầm. Cá chép chứa một lượng khá nhiều các axit béo không bão hòa, chủ yếu là các axit béo không bão hòa đa omega 3.
Trong đó eicosapentaenoic acid (EPA) có tác dụng làm giảm chất béo trong máu, phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, chống ung thư.
Ngoài ra, trong cá chép còn chứa một nguồn dinh dưỡng quan trọng gồm vitamin A, vitamin D và vitamin B2… cùng với lượng vitamin E, vitamin B1, hàm lượng niacin rất cao.
Cá chép dù là thực phẩm tốt, nhưng không phải là món ăn phù hợp cho tất cả mọi người. Ở một số nhóm bệnh nhân, nếu ăn thêm cá chép, tình trạng bệnh có thể trở nên nặng hơn.
4 nhóm người không nên ăn cá chép
1. Bệnh nhân Gout (Gút)
Thông thường, nếu người khỏe mạnh thì có thể chọn bất kỳ loại thực phẩm nào để ăn. Nhưng khi cơ thể có bệnh hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh, thì phải thực hiện sự kiêng khem và lựa chọn thực phẩm có cân nhắc.
Ví dụ nhóm người đang có bệnh gút hoặc đang điều trị bệnh này cần rất hạn chế ăn món cá chép. Thậm chí, tốt nhất là không nên ăn.
Thực phẩm chứa lượng purine (nguyên nhân gây ra bệnh gút) có thể chia thành 4 loại: Nhóm có hàm lượng purine cao, nhóm khá cao, nhóm khá thấp và nhóm rất thấp.
Trong đó, theo phân tích thành phần dinh dưỡng, trong mỗi 100g cá chép có chứa hàm lượng purine cao tới 137.1 mg, là nhóm thực phẩm có lượng purine cao thứ hai so với các nhóm thức ăn khác.
Vì vậy, người đang trong giai đoạn khởi phát cấp tính bệnh gout, lượng purine hàng ngày của bệnh nhân cần được giới hạn tối đa ở mức 150 mg hoặc thấp hơn. Trong thời gian này, chuyên gia cho rằng nên cấm ăn cá chép, chờ cho đến khi bệnh gout giảm nhẹ thì bệnh nhân mới có thể ăn cá với số lượng hạn chế.
2. Những người bị dị ứng với cá
Một số người có thể trạng cơ thể dễ bị dị ứng, mỗi lần ăn cá sẽ gây dị ứng. Nhóm người này tốt nhất là không ăn cá chép, vì loại cá này có khả năng gây mẫn cảm với bệnh nhân dị ứng cao hơn một số loại cá khác.
3. Bệnh nhân mắc bệnh về gan và thận
Người đang có bệnh đường tiểu, sỏi thận, thì cần phải kiểm soát acid uric. Bởi khi lượng acid uric tăng quá cao có sự liên quan lớn đến việc hình thành sỏi.
Vì vậy, những bệnh nhân có bệnh về gan, thận, dễ kết sỏi thì nên hạn chế lượng purine, tốt nhất cũng không nên ăn cá chép.
Do cá chép rất giàu kali, bệnh nhân suy thận cấp không nên ăn, nếu không kiêng khem thì món ăn này sẽ làm tăng gánh nặng lên thận.
Người bị bệnh gan đang trong giai đoạn cấp tính, bệnh nhân cần giảm lượng protein, kiểm soát lượng đạm ăn vào cơ thể trong vòng 20 gram mỗi ngày. Nhưng do cá chép giàu chất đạm, vì vậy những bệnh nhân này cũng không nên ăn cá chép.
4. Bệnh nhân có bệnh xuất huyết, chảy máu
Thành phần dinh dưỡng có trong cá chép giàu chất axit eicosapentaenoic, thành phần này sẽ gây ra sự ức chế tập tiểu cầu, chống lại bệnh huyết khối và những triệu chứng liên quan đến xuất huyết.
Các bệnh nhân có các bệnh liên quan đến xuất huyết như dị ứng, cơ thể thiếu vitamin C xuất phát chủ yếu do cơ chế chảy máu bất thường, biểu hiện các dạng khác nhau của chứng chảy máu… Khi bị các bệnh này, thì bệnh nhân không nên ăn cá chép.
Theo Soha