Bất cứ ai trong cuộc sống này cũng có những lúc buồn chán, mệt mỏi,… kể cả thiên tài Albert Einstein cũng từng trải qua nhiều lần như vậy, nhưng lần nào ông cũng vượt qua được. Và dưới đây chính là cách giúp nhà khoa học này có cuộc sống vui tươi.
Thiên tài Albert Einstein đã để lại cho nhân loại một kho tàng tri thức và thành tựu đồ sộ trong lĩnh vực khoa học vật lí và cả triết học. Ông được kính nể vì đã không mệt mỏi đam mê, tìm tòi nghiên cứu và cống hiến cho đến tận cuối đời. Không chỉ vậy, ông còn là một nghệ sĩ. Với sự nghiêm túc và niềm cảm hứng bất tận trong đời sống, ông cũng có nhiều câu nói bất hủ truyền cảm hứng còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Vậy ông có từng trải qua mệt mỏi, buồn chán hay thất vọng hay không? Có lẽ là có. Và câu hỏi đặt ra là ông đã đối diện với nó như thế nào?
Ông nói: “Điều đã luôn thắp sáng con đường tôi đi và hết lần này đến lần khác truyền cho tôi sự can đảm để đối diện với cuộc sống một cách vui tươi, đó chính là Sự tử tế, Cái đẹp, và Sự thật. Nếu không có sự đồng điệu của những tâm hồn, nếu không có sự khách quan trong thế giới, sự vĩnh cửu của nghệ thuật và sự tìm tòi không ngừng nghỉ của khoa học, cuộc sống là trống rỗng đối với tôi. Những thứ sáo mòn mà con người cố gắng đạt tới – của cải vật chất, thành công thăng tiến, xa hoa, đẳng cấp – tất cả đều là tầm thường… Đừng cố gắng để làm một người thành công, hãy cố gắng để trở thành người có giá trị”.
Từ đó có thể thấy kim chỉ nam của thiên tài này thật đơn giản, đó là Sự tử tế, Cái đẹp và Sự thật. Khi buồn chán, mệt mỏi hay thất vọng, tinh thần chúng ta bị lung lay, tạm mất đi khả năng quyết đoán và lựa chọn các giá trị sống cho mình. Những cảm xúc tiêu cực này có thể kéo chúng ta xuống, nhưng chúng cũng có thể đánh thức chúng ta, buộc chúng ta tự hỏi rằng những giá trị cốt lõi mà mình đang ngày đêm theo đuổi thực sự là gì. Ai cũng cần lựa chọn cho mình những giá trị mà mình sẽ sống theo. Với Einstein đó chính là Sự tử tế, Cái đẹp và Sự thật. Hãy cùng ngẫm nghĩ xem tại sao nhé!
Sự tử tế
Sự tử tế, cái Thiện là bản chất cốt lõi của sinh mệnh con người. “Nhân chi sơ, tính bản thiện” – là ý đầu tiên mà Đức Chí Thánh Khổng Tử dạy trong Tam Tự Kinh của ông. Cái thiện chính là vẻ đẹp tự nhiên và thuần khiết nhất của tâm hồn con người. Sự tử tế, cái thiện đã giúp xã hội nhân loại phát triển hài hòa và bền bỉ. Khi yêu thương và giúp đỡ, suy nghĩ và hành động vì lợi ích của người khác, có thể tha thứ một cách nhẹ nhàng, chính là chúng ta đang nuôi dưỡng tâm thiện của chính mình.
Ngày nay, có không ít người cho rằng cái thiện sẽ cản trở tài năng của họ, liệu có đúng vậy không? Thật ra, người thật sự thiện là người có tầm nhìn xa và rộng nhất, bởi vì họ nhìn thấu suốt được chân lý của đời sống này, cái thiện sẽ nâng đỡ tài năng của họ, đưa người ấy bước đi xa hơn trong sự nghiệp và đời sống của bản thân.
Cái đẹp
Cái đẹp luôn tồn tại trong cuộc sống quanh ta, trong muôn vàn sự vật hiện tượng. Trong thế giới tự nhiên, trong con người, trong văn hóa nghệ thuật, trong các mối quan hệ,… Cái đẹp chắp cánh cho tâm hồn, thổi sức sống cho tâm hồn. Cái đẹp là một khái niệm rộng lớn và thiêng liêng, mang trong nó những giá trị xã hội và nhân bản. Triết gia người Mỹ Ralph Waldo Emerson cho rằng “cái đẹp là chữ viết tay của Chúa”. Trong khi nhà thần học và triết học người Ý Thomas Aquinas xem cái đẹp nguyên khởi là từ Thượng đế.
Cái đẹp không giới hạn ở vẻ đẹp nhan sắc của con người, hay sự mỹ lệ của không gian,… dù là một phạm trù phức tạp và bao la, cái đẹp chắc chắn không bao giờ có thể tách rời chân lý và những giá trị nhân văn, đạo đức. Khi có một trái tim tử tế và chân thật, đôi mắt có thể nhìn ra cái đẹp chân chính trong mọi hoàn cảnh sống.
Tuy nhiên, xã hội hiện đại và yêu chuộng văn hóa giải trí ngày nay dường như đã thay đổi chuẩn mực của cái đẹp rồi. Ngày nay, những chuẩn mực của cái đẹp trong điện ảnh, hội họa, âm nhạc, thơ ca, kiến trúc, thời trang, trong tinh thần con người … dường như là một cái gì đó rất pha trộn và hỗn tạp đến mức khó phân biệt được tại đó ở đâu là cái đẹp chân chính và nhân văn, bởi vì cái đẹp chân chính là một điều vĩnh cửu, chứ không phải là thứ gì đó giả tạo, hời hợt, chóng tàn như những thứ ấy ngày nay. Khi hướng về cái đẹp chân chính, chúng ta đang hoàn thiện và nâng cao tâm hồn của chính mình, đưa tâm hồn của mình đến một tầm cao mà nó đúng ra nên ở đó.
“Đừng bao giờ để lỡ một cơ hội để thấy cái gì đẹp đẽ, bởi cái đẹp là chữ viết tay của Chúa”, Triết gia người Mỹ Ralph Waldo Emerson. Đừng để lỡ cơ hội được nhìn thấy cái đẹp toàn thiện toàn mỹ khó tìm thấy ở nơi nào khác như tại Shen Yun.
Sự thật
Không có động lực nào to lớn và chân chính hơn là tìm kiếm sự thật. Dù bạn là một người duy vật hay là người hướng về những điều siêu thường, tâm linh thì mục đích căn bản của cuộc đời này vẫn chính là tìm kiếm sự thật. Có nhiều người cho rằng sự thật chỉ có thể được chạm đến bởi khoa học, mọi sự vật hiện tượng chỉ có thể được lý giải bằng khoa học, chỉ có những gì đã được chứng minh bởi khoa học mới có thể tin; có thật sự đúng như thế không?
Vũ trụ bao la và nguồn gốc của sinh mệnh con người luôn là những bí ẩn to lớn mà giới khoa học luôn tìm tòi nghiên cứu và khát khao được “giải đố”. Vậy mà những nhà khoa học vĩ đại có nhiều cống hiến nhất trên thế giới hầu như đều là những người tin vào Thần Phật và tin rằng thế giới này chính là kiệt tác của Thần.
“Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa; nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa” – Louis Pasteur, một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử phát biểu. Isaac Newton – người được tôn xưng là “cha đẻ của ngành khoa học hiện đại” tin chắc rằng: “Thần mới chính là chủ nhân thật sự sáng tạo nên hệ Mặt Trời vô cùng tinh xảo này”. Chính Albert Einstein khi nghiên cứu kinh Phật cũng đã phải thốt lên rằng: “Sau này nếu như có điều gì có thể thay thế được khoa học, thì đó chỉ có Phật Pháp”.
Con người luôn khát khao tìm kiếm chân lý của cuộc sống, qua những phát biểu trên chúng ta phần nào thấy được sự khẳng định của những nhà khoa học vĩ đại nhất lịch sử loài người đối với quyền năng của Thần, và con đường đúng đắn để tìm kiếm chân lý là con đường tìm về với Phật Pháp.
Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp là pháp môn tu luyện thượng thừa của Phật gia, lấy việc đồng hóa với đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ làm căn bản, hiện đang được phổ truyền trên 114 quốc gia và vùng lãnh thổ. Là Phật Pháp rộng lớn có thể chỉ đạo đời sống của con người.
Buồn chán ư? Một lát thôi bạn nhé
Cuộc sống này quá ngắn ngủi để chúng ta lãng phí. Một chút buồn chán có thể là để chúng ta nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng và nhắc lại với chính mình về những giá trị sống mà mình đang theo đuổi trong đời, từ đó bước tiếp chặng đường một cách đúng đắn và sáng suốt hơn. Xin nhắc lại một lần nữa câu nói truyền cảm hứng của thiên tài Albert Einstein: “Đừng cố gắng để là con người thành công, hãy cố gắng để là con người có giá trị”.
Khi chọn cho mình được những giá trị sống tốt đẹp và theo đuổi nó, tin rằng cơ hội để bạn buồn chán trong đời sẽ giảm đi nhiều. Có lẽ Sự tử tế, Cái đẹp và Sự thật cũng có thể truyền cảm hứng cho bạn như đã từng truyền cảm hứng cho thiên tài Albert Einstein chăng?!
Thương Thương