Chỉ với vài câu chữ ngắn ngủi, “Kimi ga yo”, quốc ca của Nhật Bản được bầu chọn là bài hát đại diện dân tộc hay nhất vì ý nghĩa đẹp đẽ ẩn chứa bên trong. Điều đặc biệt, đó lại là những lời trong một bức thư tình có lịch sử hơn 1.000 năm.
Mỗi quốc gia có một bài hát đại diện riêng gọi là Quốc ca. “Kima ga yo” là tên bài Quốc ca của Nhật Bản, nó được hát trong rất nhiều buổi lễ trọng đại. Điều ngạc nhiên là nó rất ngắn, chỉ khoảng chừng 1 phút.
Không hề cắt xén, đó là toàn bộ bài hát. Phần nhạc nền mang âm hưởng rất Nhật Bản.
Điều bất ngờ hơn khi người nước ngoài thưởng thức và đánh giá thứ hạng của bản quốc ca này. Trong giờ âm nhạc của một trường đại học ở Đức, các sinh viên đã tập hợp quốc ca trên thế giới và tổ chức bình chọn ra bài hát “tuyệt vời” nhất. Chỉ với vài câu chữ ngắn ngủi, “Kimi ga yo” của Nhật Bản được bầu chọn là bài hát đại diện dân tộc hay nhất vì ý nghĩa đẹp đẽ ẩn chứa bên trong.
Bài hát này thực ra đã có lịch sử hơn 1.000 năm, lúc đầu chỉ là câu chữ đơn thuần chứ chưa được phổ thành nhạc. Sử sách cũng không ghi chép về tác giả của những câu từ này, nó được phát hiện trong một cuốn sách cổ 1.000 năm về trước.
Lời của bài hát như sau:
Không khó để nhận ra đây là lời lẽ ngọt ngào và tuyệt đẹp trong một bức thư tình. Thế nhưng ngày nay, đối với sự kiện Thiên hoàng thoái vị, bài hát được hiểu theo một ý nghĩa khác.
“Thời đại các vị Thiên Hoàng thoái vị đã cận kề. Dù 1.000 năm hay 10.000 năm có qua đi thì tôi vẫn mong các vị tiếp tục vĩnh viễn. Chúng ta cùng nhau đoàn kết, hợp lực, Tạo nên sự gắn kết mạnh mẽ, vững chắc”.Tháng 8/2016 vừa qua, Thiên hoàng Akihito, vị Thiên hoàng thứ 25 của Nhật Bản đã xuất hiện trong một video và nói với người dân rằng ông lo ngại sẽ khó hoàn thành trách nhiệm của một hoàng đế bởi lý do sức khỏe, tuổi tác; đồng thời công bố mong muốn thoái vị.
Thiên hoàng Akihito là hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản làm điều này từ sau Thiên hoàng Kokaku năm 1817, mặc dù khung pháp lý của Luật Hoàng gia không cho phép Thiên hoàng thoái vị.
Thiên hoàng được coi là Thiên tử – Con của trời. Thiên hoàng sớm nhất được ghi lại trong Kojiki (Cổ sự ký) và Nihon Shoki (Nhật Bản thư ký) là Thiên hoàng Jimmu, người được cho là hậu duệ của cháu nữ thần Amaterasu là Ninigi, người xuống từ thiên đường (Tenson kōrin).
Cũng theo Nihon Shoki, xét trên phạm vi thế giới, Thiên hoàng là dòng dõi hoàng tộc không bị gián đoạn trong hơn 2.600 năm qua kể từ khi đất nước này thành lập.
Từ trước năm 1945, hoàng gia Nhật Bản vẫn luôn là chỉ huy của các lực lượng quân sự. Tuy nhiên, sau Thế Chiến II, Thiên hoàng không còn thực quyền mà chỉ mang tính chất biểu tượng, đại diện cho truyền thống dòng tộc và sự thống nhất của quốc gia.
Đến năm 1945, Hiến pháp Nhật Bản vẫn duy trì ngai vàng cho hoàng đế ở nước này, nhưng không công nhận vị thế hậu duệ của thần linh cũng như quyền lực chính trị trực tiếp của Thiên hoàng. Bởi vậy, Thiên hoàng Akihito chỉ còn đóng vai trò là “biểu tượng của quốc gia và sự đoàn kết của nhân dân”, hiện diện dựa trên ý nguyện của nhân dân.
Theo đó, ý nguyện của nhân dân thể hiện trọn vẹn trong bài quốc ca trên, như một sự tôn vinh và cầu chúc cho vương triều của các vị Thiên hoàng tồn tại mãi mãi, để dân tộc Nhật Bản có thể “cùng nhau đoàn kết, hợp lực, tạo nên sự gắn kết mạnh mẽ và vững chắc”.
Bài quốc ca ngắn ngủi và xưa cũ “Kima ga yo” có lẽ cả thế giới chỉ có một. Qua đó, tất cả mọi người đều sẽ biết đến một nước Nhật có bề dày văn hóa truyền thống lâu đời, từng gắn kết và thống nhất dưới sự trị vì của các triều Thiên tử, vốn đã tồn tại phát triển suốt 2.600 năm lịch sử.
TinhHoa sưu tầm