Kể từ đầu năm 2020, virus – kẻ thù đến từ thế giới vi mô, đã đe dọa sự tồn vong của toàn bộ loài người. Sau thảm kịch ban đầu, cuộc tấn công của virus đối với con người đã chậm lại. Đáng lo ngại là thần đồng Ấn Độ Anand đã dự đoán sẽ có một siêu thảm họa từ tháng 12 năm nay đến tháng 3 năm 2021; “Lưu Bá Ôn bia ký” cũng dự đoán sự xuất hiện của bệnh dịch trong năm nay, cùng với những thảm họa lớn hơn sẽ tiếp tục xảy ra.
Con người có kiến thức rất hạn chế về thế giới vi mô và thế giới vĩ mô. Cộng đồng khoa học có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của virus và cách đối phó với virus. Khi các nhà khoa học nói về cách thức virus chiếm lấy tài nguyên trong cơ thể chúng ta, tái tạo và mở rộng đội quân virus, hoặc cách mà các loại thuốc chống lại virus trong cơ thể chúng ta như thế nào, chúng ta phát hiện ra rằng, có một cuộc chiến không thể nhìn thấy bằng mắt thường đang diễn ra trong thế giới vi mô của cơ thể người.
Cuộc chiến giữa con người và virus này có liên quan đến sự sống còn của chúng ta, và tầm quan trọng của nó là điều hiển nhiên. Vậy thì, để giành chiến thắng trong cuộc chiến, ít nhất chúng ta nên suy xét về những câu hỏi sau: Ai kiểm soát quân đoàn vi mô này? Quân đoàn vi mô này nhắm đến ai? Chìa khóa để chiến thắng trong một cuộc chiến là gì? Những điểm giống và khác nhau giữa cuộc chiến chống lại quân đoàn vi mô này và những gì chúng ta thường nghĩ về một cuộc chiến là gì? Ngoài sức mạnh vật chất, chúng ta đã bao giờ tìm kiếm những phương pháp về sức mạnh tinh thần chưa?
Đạo chiến thắng thứ nhất: Trí tuệ
Binh thư (sách quân sự) “Tư Mã Luật” viết: “Phàm chiến, trí dã” (Cuộc chiến nào cũng phải có trí tuệ). Trong cuộc chiến chống lại virus siêu nhỏ, mỗi người đều là thống soái của chính mình, có thể chiến thắng hay không, chính là một bài kiểm tra độc lập về trí tuệ của mỗi cá nhân.
Nếu thống soái thông minh hơn người, anh ta có thể thắng cuộc chiến. Nếu thống soái kém cỏi, anh ta sẽ vấp phải sự lừa dối, “đi đường vòng” và đưa ra quyết định sai lầm, kết quả tồi tệ nhất là binh bại thân vong.
Trước hết, cần thấy rõ rằng chúng ta là bên bị động trong cuộc chiến này. Vì vậy, ai kiểm soát virus tấn công? Mục tiêu nhắm đến là gì? Từ lịch sử có thể tìm được đáp án cho những câu hỏi này.
Kể từ năm Canh Tý, bệnh dịch, lũ lụt, động đất, châu chấu, thiếu lương thực và các thảm họa khác xảy ra thường xuyên. Điều này rất giống với tình hình vào cuối các triều đại trong lịch sử Trung Quốc và khi các nền văn minh sắp sụp đổ.
“Thượng Thư” có nói: “Duy thượng đế phất thường, tác thiện giáng chi bách tường, tác bất thiện giáng chi bách ương”, có nghĩa là đối với con người, Thượng đế không có sự phân biệt thân thuộc, giàu sang, phú quý, nghèo hèn. Người làm việc thiện sẽ được ban cho vạn điềm lành; Khi con người làm điều ác, thì tai họa đủ loại sẽ giáng xuống.
Thời đại đã đổi thay, ngày nay, khi loài người luôn cho rằng khoa học tiên tiến phát triển, vậy liệu khoa học có thể giúp chúng ta loại bỏ những thảm họa này không? Là thống soái chỉ huy của cuộc chiến, chúng ta có nên mong đợi khoa học ứng dụng giành chiến thắng trong cuộc chiến này không?
Trong gần một năm qua, chúng ta đã thấy rằng khoa học, vốn được con người ca tụng, lại trở nên yếu thế trong công cuộc đối phó với những thảm họa sẽ đến vào mỗi thời khắc của lịch sử. Việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin, thuốc cần có thời gian, chưa kể không biết vắc-xin và thuốc có tác dụng hay không, trong thời gian này, chúng ta có nên đặt cược tất cả vào phương án không chắc chắn thành bại này không?
Với cương vị là thống soái chỉ huy, việc xử lý và phán đoán tình hình như thế nào là điều khó nhất. “Tôn Tử binh pháp” viết: “Cố minh quân hiền tướng, sở dĩ động nhi thắng nhân, thành công xuất vu chúng giả, tiên tri dã”, vua sáng suốt, tướng hiền lương sở dĩ xuất quân là chiến thắng, thành công hơn người là nhờ biết trước tình hình địch. Chúng ta có đủ khôn ngoan để lắng nghe các kế hoạch chiến đấu và tìm ra con đường giành chiến thắng khác với lối mòn công nghệ hiện có không?
Đạo chiến thắng thứ hai: Nhân từ, thiện lương
Người châu Á đã rất quen thuộc với các khái niệm về “hưng nghĩa sư”, “khởi nghĩa binh”. Những kiệt tác bất hủ dựa trên lịch sử, chẳng hạn như “Phong thần diễn nghĩa”, “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tùy Đường diễn nghĩa”… đã khắc sâu khái niệm “công vô đạo, phạt bất nghĩa” của chiến tranh chính nghĩa. Nói cách khác, bên nào có đạo, bên nào có chính nghĩa thì bên đó sẽ đóng vai trò quyết định thành bại. Điểm mấu chốt của vấn đề là trong cuộc chiến giữa con người và virus này, rốt cuộc ai mới là kẻ chính nghĩa?
“Lễ ký” nói, “Nhân giả, nhân dã”, có nghĩa là lòng nhân từ là gốc rễ để một người được gọi là con người. Trong xã hội ngày nay, sự hỗn loạn tràn lan, đạo đức con người giảm sút nghiêm trọng, theo xu hướng này, nhiều người cảm thấy khó để “độc thiện kỳ thân” (trong hoàn cảnh xấu vẫn giữ vững phẩm cách của mình).
Có một câu chuyện kể rằng, có một người gặp hổ trong rừng sâu và thấy rằng con hổ không phải tùy tiện làm hại người mà nó có lựa chọn. Thần hổ nói với ông ta rằng, hổ không ăn thịt người mà chỉ ăn động vật. Hổ ăn thịt người là vì người đó chỉ mang thân xác người chứ không có nhân tính. Nếu người vẫn có lương tâm, thì trên đỉnh đầu sẽ phát ra linh quang; hổ nhìn thấy linh quang, sẽ không bao giờ làm hại; nếu lương tâm của con người bị hủy hoại hoàn toàn, linh quang cũng mất, thì người đó không khác gì súc vật.
Nói cách khác, nếu virus đến để diệt trừ kẻ ác, thì chúng thuộc về phe “công vô đạo”; nếu virus xâm nhập vào cơ thể người tốt, thì chúng thuộc về phe bất nghĩa. Vì vậy, trong thực tế, chúng ta thấy những tình trạng khác nhau, có người không may chết trong bệnh dịch, có người may mắn phục hồi và sản sinh ra kháng thể.
Bệnh dịch vẫn đang lan rộng và cuộc chiến vẫn chưa kết thúc, do đó, tình hình hiện tại không thể hiện kết quả cuối cùng, chúng ta vẫn có rủi ro và cơ hội. Nếu chúng ta có thể nắm bắt cơ hội thoáng qua này và biến mình thành phe chính nghĩa, thì cơ hội chiến thắng của chúng ta sẽ tăng lên rất nhiều.
Người xưa có câu: “Nhân sinh nhất thiện niệm, thiện tuy vị vy, nhi cát thần dĩ tuỳ chi; nhân sinh nhất ác niệm, ác tuy vị vy, nhi hung thần dĩ tuỳ chi”, nghĩa là người cả đời sống thiện lành, tuy điều lành chưa tới nhưng thần tài đã theo; kẻ tâm địa độc ác, tuy điều xấu chưa tới, nhưng hung thần đã theo. Dường như trong cuộc chiến này, chúng ta phải thật chân thành, nhanh chóng thay đổi tâm tính hướng về cái thiện.
Đạo chiến thắng thứ ba: Tín tâm
Trong chiến tranh, chìa khóa để giành chiến thắng ngoài sức mạnh vật chất thì còn có sức mạnh tinh thần. Tưởng Giới Thạch nói: “Sức mạnh vật chất phải dựa vào sức mạnh tinh thần thì mới phát huy hết tác dụng, vì vậy sức mạnh tinh thần thường có thể vượt qua sức mạnh vật chất và giành được thắng lợi cuối cùng”.
Vào cuối Thế chiến II, MacArthur, người cũng từng kinh qua một trận thảm họa của cả nhân loại có nói: “Muốn cứu vớt thân thể, chúng ta nên nâng cao sức mạnh tinh thần.”
Nguồn sức mạnh tinh thần của chúng ta đến từ đâu? Nó đến từ niềm tin của chúng ta vào các vị Thần. Ngày nay chẳng phải sự khủng hoảng của xã hội loài người là khủng hoảng của đức tin sao? Đó chẳng phải là một cuộc khủng hoảng gây ra bởi sự thiếu tin tưởng của mọi người vào Thần, không màng hậu quả, tùy tiện muốn làm gì thì làm hay sao.
Giờ đây, mọi người đều biết rằng bệnh dịch này do ĐCSTQ trực tiếp gây ra và lây lan khắp thế giới. Nhưng về bản chất, điều này bắt nguồn từ việc chủ nghĩa Cộng sản phá hủy niềm tin của mọi người bằng nhiều thủ đoạn khác nhau trong thế kỷ qua.
Tưởng Giới Thạch đã từng nói: “Nếu Cộng phỉ muốn làm tan rã xã hội của chúng ta và phá hủy đất nước của chúng ta, trước hết chúng phải tiêu diệt tôn giáo và kiềm chế quyền tự do tín ngưỡng của chúng ta. Thông thường các nhà giáo dục và các nhà khoa học có lẽ cho rằng tôn giáo là mê tín, phản khoa học, nên không coi trọng những hành vi bức hại tôn giáo của Cộng phỉ. Như mọi người đều biết, nếu một người không có tín ngưỡng, người đó sẽ mất đi ‘chốn trở về’ của đời mình, nếu một xã hội không có tôn giáo, sẽ mất đi sự ổn định tinh thần”.
Nếu con người không quá cuồng vọng và muốn tranh đấu với mọi thứ, vậy thì có thể khôi phục lại niềm tin và sự tin tưởng vào các vị Thần, tìm lại sự an định tinh thần, thành tâm ăn năn hối lỗi và phát nguyện thay đổi, chỉ có như thế thì chúng ta mới có thể được Thần che chở. Khuôn mặt hung dữ của bốn vị Thiên vương vĩ đại trong ngôi đền cổ, chính là gợi mở cho chúng ta thấy ý nghĩa sự tồn tại song hành của sự uy nghiêm và từ bi của các vị Thần.
Đạo chiến thắng thứ tư: Chân tướng
Trong chiến tranh, nguồn thông tin tình báo và phân tích thông tin tình báo chính xác cũng là chìa khóa của chiến thắng. Trong cuộc chiến này, thông tin tình báo của chúng ta có thể đến từ các nhà khoa học, chính phủ, giới truyền thông hoặc những người xung quanh chúng ta. Rốt cuộc thì thông tin nào đáng tin cậy và thông tin nào là “tung hỏa mù”, là một thống soái chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng.
Có một đoản văn, kể câu chuyện về một dòng “Thánh tuyền” (suối thánh):
“Trong một thiên thể rộng lớn, có một ngọn núi có thể du hành khắp vũ trụ vô tận …. Suối thánh từ trên đỉnh núi liên tục tuôn trào, tỏa ra vô số thiên quốc, đổ vào vô số vũ trụ khác nhau. Thật kỳ lạ, suối thánh chảy đến nơi nào, thì thế giới nơi đó lại biến hóa, có lúc biến thành thế giới bạch kim, có lúc là thế giới kim cương, có lúc trở thành đá quý lấp lánh vô hạn, và một số lại trở thành thế giới dát vàng tuyệt đẹp.
Có thiên quốc suối thánh vừa chảy vào trong chốc lát, vạn vật lập tức đổi mới tràn đầy sức sống, trong nháy mắt cỏ cây khô héo um tùm xanh tốt, hoa nở khoe sắc rực rỡ. Một số thế giới cằn cỗi, dưới dòng chảy mát lành của suối thánh, ngay lập tức trở nên thịnh vượng, tốt lành và đẹp đẽ vô hạn. Vô lượng chúng sinh đang mong đợi, đồng loạt quỳ xuống, nước mắt lưng tròng, niềm vui vô hạn, cúi đầu cảm tạ lòng vị tha và pháp lực của suối thánh”.
Đoản văn phân tích, trong thế giới hiện đại này, dòng suối thánh đại diện cho vài phương tiện truyền thông có lương tâm đếm trên đầu ngón tay.
Tác giả: Triệu Trường Ca
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của BBT Tinhhoa.net)
Minh Huy