Binh Pháp Tôn Tử là một tuyệt tác binh thư, đem đến cái nhìn rộng mở và sâu sắc hơn về văn học Trung Quốc cổ đại.
Binh Pháp Tôn Tử là cuốn sách có giá trị ứng dụng rộng rãi không chỉ trong quân đội, kinh doanh, thể thao mà còn trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Nó phù hợp cho những người đòi hỏi phải có kỹ năng hoạch định chiến lược, quản lý và lãnh đạo ở khắp nơi trên thế giới. Thậm chí những chỉ dẫn khôn ngoan trong việc hẹn hò hay trong các mối quan hệ cũng được đúc kết trong cuốn sách cổ của Tôn Tử.
Cuốn sách 6.000 từ chứa đựng những kế sách quân sự tài ba của Tôn Tử. Hơn nữa, những mưu kế của Tôn Tử thậm chí vượt ra ngoài vấn đề quân sự bởi mục đích của chúng là tập trung vào việc tìm ra những cách đơn giản nhất để đạt được mục tiêu đề ra.
Sau khi phục hồi một vài bản sao cổ của Binh Pháp Tôn Tử ở Trung Quốc, người ta tin rằng cuốn sách có thể được viết bởi hai cha con họ Tôn. Người con trai có thể đã tiếp tục phát triển tác phẩm mà người cha đã bắt đầu.
Mặc dù cuốn sách được rất được trân trọng trên toàn châu Á trong nhiều thế kỷ, cả Samurai đã từng cai trị Nhật Bản cũng luôn mang theo mình một bản sao của cuốn sách, nhưng nó chỉ trở nên phổ biến trong cộng đồng nói tiếng Anh từ khoảng thế kỉ trước.
Tác giả đầu tiên của Binh Pháp Tôn Tử bắt đầu viết luận khoảng năm 500 TCN ở giữa thời Xuân Thu của Trung Quốc. Thời kì này đã sớm biến thành thời Chiến Quốc, nhưng trước đó, Tôn Tử thể hiện sức mạnh quân sự của mình trong Cuộc chiến Boju (Cuộc chiến giữa hai vương quốc lớn trong thời Xuân thu chiến quốc là nhà Vũ và nhà Chu diễn ra năm 506 TCN).
Có những nhận định trái ngược nhau về sự tồn tại của Tôn Tử. Trong Sử Ký Thư Thiên mã, Tôn Tử thực sự đã giúp nước Vũ đánh bại nhà Chu. Còn trong các tác phẩm lịch sử khác, tên Tôn Tử không được đề cập trong các trận chiến.
Người có khả năng là tác giả thứ hai của Binh Pháp Tôn Tử có thể là con trai của Tôn Tử hoặc là họ hàng của ông, sống trong thời kỳ Chiến Quốc, nơi những người có tài về thao lược quân sự rất được trọng dụng.
Với hệ thống lý luận quân sự và triết học chặt chẽ cũng như nhiều kiến thức uyên thâm về các lĩnh vực khác, Tôn Tử đã tạo nên một kiệt tác binh thư có giá trị tồn tại qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay, không những ở Châu Á mà còn lan rộng sang các nước Phương Tây, làm phong phú thêm kho tàng kiến thức của họ và có giá trị ứng dụng trên nhiều lĩnh vực.
Cái mà vẫn chưa được tìm hiểu rộng rãi ở Phương Tây là bộ tác phẩm nổi tiếng về nghệ thuật quân sự Trung Quốc cổ đại, trong đó có Binh Pháp Tôn Tử. The Seven Military Classics được xem là thất đại kỳ thư gồm 7 tác phẩm kinh điển viết về những đặc điểm quân sự và các chiến thuật chiến đấu nổi tiếng nhất của Trung Quốc xưa.
Bộ sách không chỉ lưu truyền trong thời nhà Tống từ năm 960 – 1279 SCN. Phần còn lại của Bộ sách gồm: Lục thao của Thái Công, Tư Mã binh pháp, Ngô Khởi binh pháp, Uất Liêu Tử binh pháp, Tam lược của Hoàng Thạch Công, Đường Thái tông và Lý Vệ công vấn đáp.
Đã có những tư liệu về các chiến lược quân sự nổi lên ở Trung Quốc xưa, nhưng triều đại nhà Tống đã chọn bộ sách này đi theo suốt chiều dài lịch sử. Nếu bạn đang tìm hiểu kiến thức và cái nhìn tổng quan hơn về các bí mật chiến lược quân sự cổ xưa của Trung Quốc, đây là một trong những văn bản có giá trị nhất.
Chưa có một tư liệu nào có thể giành sự chú ý của cộng đồng quốc tế như Binh Pháp Tôn Tử, vì thế những tác phẩm khác cũng không có nhiều bản dịch để chọn lựa và xem xét.
Có một cuốn sách đáng chú ý khác trình bày các chiến lược và chiến thuật được sử dụng bởi những bậc thầy quân sự cổ xưa của Trung Quốc, nhưng nó được lưu trữ trong một bộ sưu tập nổi tiếng khác từ Trung Quốc cổ đại, đó là Tam quốc diễn nghĩa là một tác phẩm lịch sử được tiểu thuyết hóa kể về cuộc chiến tranh giành quyền lực vào giữa thời nhà Hán đầy hỗn loạn.
Những người này sau đó đã trấn giữ một vương quốc riêng của mình, tác phẩm đã mô tả những thăng trầm trong cuộc đời chinh chiến của họ, thuật lại các hồi ức sống động nhất của những chiến thuật gia tài ba trong tất cả các tiểu thuyết lịch sử. Tam quốc diễn nghĩa được xem là một phần của bộ sách nổi tiếng khác, một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc.
Dịch từ visiontimes.com