Theo các tư liệu lịch sử, việc Mao Trạch Đông sát hại chính những người đồng chí của mình với quy mô lớn không chỉ bắt đầu từ thời Cách mạng Văn hoá. Ngay từ những năm 1930, “Binh biến Phú Điền” đã bắt đầu, khiến số người thiệt mạng lên đến hơn 100.000 người.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập năm 1921, giành được chính quyền năm 1949. Theo thống kê, có khoảng 80 triệu người Trung Quốc đã bị chết bất thường (do bức hại, đói khổ, hành quyết…) dưới thời cai trị của ĐCSTQ. Con số này nhiều hơn số người chết trong 2 cuộc chiến tranh thế giới cộng lại. Hơn nữa, lịch sử giết người của ĐCSTQ không phải bắt đầu sau khi giành được chính quyền, mà ngay từ những năm 1930 đã xuất hiện nhiều cuộc đàn áp đẫm máu, trong đó có cuộc thảm sát “Đoàn AB”.
“Đoàn AB” là gì?
Ngày 8/11/1926, Tưởng Giới Thạch dẫn theo quân Bắc phạt tấn công vào Nam Xương tỉnh Giang Tây, phát hiện thấy Đảng bộ tỉnh, thành phố của Quốc Dân Đảng đều hoàn toàn bị người của ĐCSTQ kiểm soát đảng vụ, vì vậy đã chỉ thị Đoàn Tích Minh – đặc phái viên trung ương Quốc Dân Đảng, thành lập một tổ chức chính hữu để giành lại quyền lãnh đạo trong nội bộ đảng.
“Đoàn AB” được ra đời từ đó, nhưng đầu tháng 4/1927, “Đoàn AB” đã bị lực lượng cánh tả đánh bại, sau đó vào giữa tháng 7, đến lực lượng cánh tả trong nội bộ Quốc Dân Đảng cũng trở thành lực lượng chống lại ĐCSTQ, nhưng cũng không phục hồi lại tổ chức “Đoàn AB”. “Đoàn AB” chỉ tồn tại được ba tháng.
Năm 1930, Mao Trạch Đông đã phát động phong trào thanh trừng “Đoàn AB” tại khu Xô-Viết tỉnh Giang Tây. “Đoàn AB” nghĩa là “Chống lại Bolshevik”. Lúc đó Mao Trạch Đông là tổng chính ủy kiêm bí thư tiền ủy của Hồng quân, trong tay ông ta có lực lượng vũ trang mạnh nhất của khu Xô-Viết, Giang Tây. Nhưng ông ta lại có mâu thuẫn với Lý Văn Lâm là người đứng đầu Đảng địa phương Giang Tây và có quyền lực phân phối Hồng quân.
Mao Trạch Đông vốn có ý đồ độc chiếm quyền lực tại khu Xô-Viết tỉnh Giang Tây, nên quyết định khủng bố và sử dụng thủ đoạn chuyên chính để tiêu diệt các đối thủ trong nội bộ đảng. Giết người vốn là một vở kịch đặc sắc của ĐCSTQ, bịa đặt vu oan người vô tội thì ĐCSTQ ắt hẳn là một chuyên gia, dùng bạo lực để giải quyết đấu đá trong nội bộ đảng, nhất định phải tìm một cái cớ.
Cuộc vận động chống “Đoàn AB”
Tháng 5/1930, Chu Ân Lai quán triệt chỉ thị “Chống hữu khuynh” của Quốc tế cộng sản, còn Mao Trạch Đông là vì muốn tiêu diệt những kẻ đối đầu, củng cố quyền lực của bản thân, đã dựa trên chức vụ tổng tiền ủy mà phát động phong trào thanh trừng phản cách mạng, dùng tên “Chống đoàn AB” để loại bỏ những kẻ chống đối mình, vì cho rằng có người của “Đoàn AB” trà trộn vào nội bộ của họ, phần lớn những đảng viên bị coi là “phần tử” của “Đoàn AB” đều bị xử tử.
Vào tháng 5/1930, cuộc đấu tranh chống lại “Đoàn AB” đã được thực hiện rộng rãi trong các tổ chức đảng và quần chúng ở khu Xô-Viết các thành phố Cán Tây Nam (chỉ các thành phố Bình Hương, Nghi Xuân, Tân Dư, Cát An, Cám Châu), cuộc “thanh tẩy” và thảm sát đẫm máu quy mô lớn trong nội bộ đảng chính thức bắt đầu. Vào tháng 6/1930, Ủy ban đặc biệt của Đảng Cộng sản Cán Tây Nam Trung Quốc đã ban hành bản “Đại cương tuyên truyền về ‘Đoàn AB’ – tổ chức chống đối cải cách”, tuyên bố bắt đầu “thanh trừ giặc Đỏ và khủng bố giặc Đỏ”.
Tháng 9/1930, lại ban một thông cáo khẩn, nói rằng tổ chức chính trị đảng và đoàn thanh niên có rất nhiều người là phần tử của “Đoàn AB”. Thông cáo này quy định rõ là đối với những phần từ thuộc “Đoàn AB” bắt buộc phải dùng các hình thức cực hình tra khảo tàn khốc.
Văn bản viết: “Đoàn AB vô cùng mưu mô giảo hoạt, nếu không dùng những đòn tra khảo dã man, thì chắc chắn sẽ không nhận tội, nhất định phải dùng biện pháp vừa đấm vừa xoa, liên tục nghiêm khắc thẩm vấn… để tìm manh mối, truy hỏi đến cùng, quan trọng là để chúng khai ra tổ chức ‘Đoàn AB’, từ đó tiêu diệt tận gốc. Phát hiện ra phần tử ‘Đoàn AB’ phải lập tức trừ khử, hơn nữa phải đưa ra trước đại hội quần chúng ‘để quần chúng giết hại’, đẩy cuộc vận động chống ‘Đoàn AB’ lên cao trào”.
Tháng 11, cuộc đấu tranh chống “Đoàn AB” từ các địa phương đã lan rộng vào trong quân đội. Đầu tháng 12, lực lượng địa phương và quân đội cùng đồng bộ tiến hành.
Sau “Biến cố phú điền”, từ cấp trung đội phó trở lên của quân đoàn 20 Hồng quân bị giết sạch
Mao Trạch Đông dựa theo thông tin có được từ việc bức cung, nhận định rằng trong Uỷ ban hành động tỉnh Giang Tây có một tổng đoàn tỉnh thuộc “Đoàn AB”, liền cử Lý Thiều Cửu, Cát Bạch đến Phú Điền, núi Đông Cổ, huyện Cát An – nơi đóng của Quân đoàn 20 Hồng quân để bắt “Đoàn AB”. Tỉnh uỷ Đoàn Lương Bật, Lý Bách Phương và Tạ Hàn Xương chủ nhiệm bộ chính trị của quân đoàn 20 Hồng quân sau đó lập tức bị tra tấn, bên cạnh việc thẩm tra bắt bớ, còn tiến hành các thủ đoạn tàn nhẫn, bắt và giết hại bừa bãi, hơn 120 người bị bắt, xử tử 4 người.
Lưu Địch, chủ nhiệm bộ chính trị của quân đoàn 20 Hồng quân khi nghe tin có người chỉ điểm rằng mình là phần tử của “Đoàn AB”, đã vô cùng hoảng sợ. Để tự vệ, ngày 12/12 ông đã dẫn quân bao vây Uỷ ban tỉnh, thả mấy chục người đang bị bắt giữ, đồng thời kéo quân đội đến vùng phía Tây sông Cám Giang, phái Đoàn Lương Bật đến Thượng Hải để tố cáo Mao Trạch Đông, khẩu hiệu mà Lưu Địch đưa ra là: “Đả đảo Mao Trạch Đông, ủng hô Chu, Bành, Hoàng”, gọi là “Binh biến Phú Điền”, còn ĐCSTQ đặt tên là “Biến cố Phú Điền”. Trung ương ĐCSTQ nhận định “Biến cố Phú Điền là cuộc bạo động cách mạng do ‘Đoàn AB’ lãnh đạo”, đẩy cao trào bắt giết “Đoàn AB” lên thêm một bậc.
Nếu như lúc đó quân đoàn 20 Hồng quân bỏ nơi bóng tối đến nơi ánh sáng, chạy theo tự do, thì có thể đã được sống. Tuy nhiên, họ lại không nhìn rõ được bản chất của ĐCSTQ, muốn giải quyết vấn đề trong nội bộ ĐCSTQ, kết quả là Mao Trạch Đông đã sai Bành Đức Hoài, Lâm Bưu dẫn theo quân, lấy danh nghĩa là “Mở cuộc họp”, để lừa giết và bắt giữ tất cả cán bộ của quân đoàn 20 Hồng quân.
Nạn nhân bao gồm quân trưởng, chính uỷ trở xuống, và trung đoàn phó trở lên (chỉ có trung đoàn phó của trung đoàn 172 là Tạ Tượng Quang và trung đoàn trưởng Lưu Thủ Anh vì được người quen cứu và vào đúng lúc trực chuyên cần mà thoát nạn), tất cả được tập trung tại trại Bình Đầu trên đê sông Bình An để xử tử, khiến nhiều binh sĩ không thể trốn thoát, lúc đó cả một dòng sông bị máu nhuộm đỏ, có thể đoán được số lượng quân đoàn 20 Hồng quân bị giết hại…
Không chỉ có lãnh đạo của cuộc “Biến cố Phú Điền” là Tạ Hàn Xương, Lưu Địch, Lý Bạch Phương… bị giết, ngay cả Lưu Thiết Triệu cựu quân trưởng, chính uỷ Tăng Bỉnh Xuân, hậu nhiệm quân trưởng Tiêu Đại Bằng của quân đoàn 20 Hồng quân, dù không tham gia biến sự Phú Điền nhưng cũng bị xử tử; toàn bộ quân đoàn 20 Hồng quân đều bị tước khí giới. Quân đoàn 20 Hồng quân tan rã, những binh sĩ thoát khỏi miệng hùm được biên chế vào quân đoàn 7 Hồng quân.
Tám người lãnh đạo chủ chốt của quân đoàn 20 Hồng quân đều phải chịu cực hình tàn khốc, tiếng gào khóc của họ rung động trời xanh, không ngừng văng vẳng bên tai. Điều khiến mọi người càng phẫn nộ đó là, đối với những phụ nữ bị chỉ điểm là thuộc “Đoàn AB”, Mao Trạch Đông dung túng cho việc dùng các cực hình để thỏa mãn thú tính.
Khi những người vợ của tám vị lãnh đạo quân đoàn 20 Hồng quân phải chịu cực hình này đến thăm tù, tay chân của ĐCSTQ đưa bọn họ vào những căn phòng tra tấn tối tăm đáng sợ, lột sạch quần áo, dùng đủ các loại cực hình mà người thường khó có thể tưởng tượng và chịu đựng được để giày vò bọn họ.
Khu Xô-Viết tại Giang Tây tổng cộng có hơn 100.000 bị giết hại
Sau “Biến cố Phú Điền”, cuộc vận động chống “Đoàn AB” tại nhiều nơi dấy lên cao trào mới, lúc đó phạm vi chống phản động đã được mở rộng hơn so với trước “Biến cố Phú Điền”, trở thành một cuộc đại thảm sát.
Trong cuộc vận động chống lại “Đoàn AB” của ĐCSTQ, có hơn 120 loại tra tấn, ví dụ như dùng mìn đập vào tay, dầu lửa thiêu thân, dùng đinh đóng vào tay, dùng lửa đốt chỗ kín, dùng dao nhỏ để khoét đục, trói hai tay treo lên, người treo giữa không trung, dùng chổi đuôi ngựa để đánh, dùng nạt tre đâm vào trong móng tay… Trong đó rất nhiều cực hình “lần đầu được sáng tạo” trong cuộc vận động này.
Theo cuốn “Ngọn nguồn Đoàn AB và biến sự Phú Điền” của nhà xuất bản Nhân Dân Hà Nam, người chịu cực hình “thương tích tích đầy mình”, “ngón tay bị gãy, thân đầy vết bỏng, tiếng kêu khóc vang trời. Nếu người đánh không ra tay tàn độc, cũng bị coi là liên quan đến ‘Đoàn AB’”.
Một chuyên gia về lịch sử ĐCSTQ tiết lộ: “Cuộc vận động quét sạch phản động sau đó đạt đến mức độ khó tin, mọi người phải đứng thành hàng, sau khi xếp hàng xong sẽ dùng gương soi, nếu mặt bạn đỏ lên, có nghĩa rằng bạn có điều xấu hổ, bạn chính là đối tượng của cuộc thanh trừng đám phản cách mạng, liền kéo ra ngoài giết”.
Tất cả những người phải chịu cực hình để lấy khẩu cung, đều lập tức bị xử tử. Để tiết kiệm đạn dược, sẽ dùng dao chặt cổ. “Máu nhiều đến nỗi, khiến cho cổ tay người hành quyết dính chặt vào cán dao, không dứt ra được”. Dân làng thị trấn Thất Lý Bình, huyện Hồng An nhớ lại: “Cả một ngọn núi, người ở trên được ném xuống, chất đầy khe núi”.
Do việc sử dụng tra tấn, nên từ trong chính đội ngũ của ĐCSTQ hết tốp này đến tốp khác bị chỉ điểm là phần tử của “Đoàn AB”, gây nên hàng vạn các vụ án oan sai. Lúc thẩm vấn các thủ đoạn tra tấn bức cung vô cùng độc ác tàn bạo, khiến nạn nhân chịu không nổi sẽ thú tội và chỉ điểm linh tinh, có lời khai rồi lại tiến hành bắt giữ, bắt giữ xong lại tiếp tục dùng hình, những lời khai giả và khai bừa do bị bức cung giống như quả cầu tuyết, càng lăn càng lớn thêm, tội ác cứ thế tuần hoàn.
“Đoàn AB” càng bị càn quét càng xuất hiện nhiều, phạm vi liên luỵ ngày càng rộng, Hồng Quân khắp tứ phương có khoảng hơn 4400 người là nạn nhân, tạo thành cuộc khủng bố “Đỏ” đáng sợ. Chốc lát khu Xô-Viết ở Giang Tây người người đều sống trong tình trạng nguy hiểm tính mạng, trong nhiều cơ quan của ĐCSTQ tại khu vực có đến 80 – 90% người trở thành “phần tử AB”.
Theo hồi ký của tướng quân Tiêu Khắc, khu Xô-Viết trung ương bị thanh trừ 100.000 Hồng quân. Trong vòng 3 năm đã xử tử 70.000 thành viên “Đoàn AB” và hơn 20.000 “Nhóm cải tổ”, hơn 6.200 thành viên “Đảng xã hội dân chủ”, đây chỉ là những nạn nhân có tên tuổi, còn vô số những người vô danh… tổng cộng hơn 100.000 người Trung Quốc bị giết hại.
Xem thêm:
Tuệ Tâm, theo Epoch Times