Khu vực vòng xoay Dân Chủ (quận 10 và 3) từng là nơi chôn 1.831 người già, trẻ bị vua Minh Mạng ra lệnh xử tử trong cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi 180 năm trước.
Hơn 180 năm trước tại vòng xoay Dân Chủ (Q.3, TP.HCM) đã từng là một hố chôn tân tập thể với gần 2000 người. Nhiều câu chuyện sau này đồn thổi cho rằng những vụ giao thông thương tâm xảy ra tại khu vực này là do những vong hồn ở đây gây nên.
Thời bấy giờ, người dân địa phương gọi khu vực vòng xoay Dân Chủ nằm tại Công trường Dân Chủ – đường 3 tháng 2 – Cách Mạng Tháng Tám là “đồng mồ mả” hoặc Mả Ngụy. Theo nhiều sử sách, nơi đây đã từng chôn một lượt gần 2.000 người già, trẻ, gái, trai. Những người này bị vua Minh Mạng xử chết vì tội phản nghịch khi tham gia vào cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1833 – 1835).
Sau khi tổng trấn thành Gia Định là ông Lê Văn Duyệt qua đời thì Bạch Xuân Nguyên – một quan Bố chính tàn ác đã nhân danh mật chỉ để truy xét những thông tin về đời tư của ông Duyệt. Trong số những người bị truy xét có Lê Văn Khôi – con nuôi của ông Duyệt cũng bị bắt giam. Ông Khôi đã vượt ngục một thời gian sau đó và lên kế hoạch trả thù.
Vào ngày 18-3-1833, ông Khôi tập hợp tất cả thuộc hạ tiến vào dinh quan Bố, giết sạch người nhà Bạch Xuân Nguyên. Đội quân ứng cứu của Tổng đốc Nguyên Văn Quế cũng bị Lê Văn Khôi và thuộc hạ giết sạch. Trên đà chiến thắng, Lê Văn Khôi tiến đánh và chiếm đóng thành Phiên An (còn gọi là thành Bát Quái). Sau đó, ông tự xưng là Đại Nguyên Soái rồi phong tước cho các thuộc hạ của mình.
Đội quân của ông Lê Văn Khôi tăng lên nhanh chóng và chỉ trong thời gian 1 tháng ngắn ngủi đã chiếm đóng toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ. Trước sự tấn công của đội quân Lê Văn Khôi, triều đình nhà Huế đã điều quân bao vây thành Phiên An ở tất cả mọi hướng giao thông. Tuy nhiên quân đội triều đình Huế thật bại trong kế hoạch lần này vì thành Phiên An có kết cấu và kiến trúc xây dựng rất kiên cố, quân đội triều đình không thể công thành.
Nhưng bất ngờ là Lê Văn Khôi qua đời vì bệnh phù thủng chỉ trong ít tháng sau đó. Con trai 8 tuổi của ông là Lê Văn Câu lên nắm quyền. Tuy nhiên Lê Văn Câu còn quá nhỏ để có thể tiếp quản triều đình; nội bộ xảy ra những tranh chấp quyền hành nên “triều đại” Lê Văn Khôi bị rơi vào tay triều đình Huế chỉ 2 năm sau đó.
Vua Minh Mạng bấy giờ đã ra xử tử tất cả giả, trẻ, gái, trai với 1831 người có liên quan đến sự nổi loạn của Lê Văn Khôi. Những người này được đem chôn chung một chỗ, nơi này sau đó được gọi là Mả Ngụy (nơi chôn những kẻ phản loạn). Một số những người khác thì được đưa về Huế và tra tấn dã man cho đến chết bằng phương pháp tra tấn khác.
Người dân thành Gia Định cũng từ đó mà rất sợ khi đi ngang qua khu vực này với những oan hồn và đầy rẫy sự chết chóc. Tuy nhiên trải qua hơn 150 năm sau thì lịch sử cũng dần phai nhạt nên khu vực này được người dân gọi là Đồng Mả Lạng (nơi chôn cất đã mất đấu vết theo thời gian). Đến hiện nay nó được thay thế bằng cái tên là: Vòng xoay Dân Chủ.
Tuy nhiên hàng nghìn người ngày ngày lưu thông qua khu vưc này sẽ không thể ngờ vị trí sầm uất, nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn từng là nấm mồ tập thể trước kia.
Theo Đại kỷ Nguyên