Tinh Hoa

Bí mật ẩn sau biểu tượng thánh giá trên thanh kiếm của các chiến binh Samurai

Trong thời kỳ Thiên Chúa giáo bị bức hại ở Nhật Bản, hàng trăm chiến binh Samurai theo tôn giáo này vẫn giữ đức tin của họ và bí mật giấu biểu tượng thánh giá ở cán kiếm, bất chấp nhiều người đã bị tra tấn và giết chết.

Biểu tượng thánh giá trên cán kiếm của các chiến binh Samurai. (Ảnh: Internet)

Thời kỳ phong kiến ​​ở Nhật Bản, còn được gọi là thời kỳ của các chiến binh, Thiên Chúa giáo đã bị cấm, nhưng nhiều người vẫn giữ đức tin sâu sắc của họ bất chấp cuộc đàn áp. Hàng trăm chiến binh Samurai Nhật Bản là người theo Thiên Chúa giáo đã giấu biểu tượng thánh giá ở cán kiếm của họ. Một số thanh kiếm với dấu thánh giá bí mật và các ký hiệu Thiên Chúa giáo của các chiến binh Samurai đã được tìm thấy.

Thời kỳ phong kiến ​​kéo dài từ năm 1185 đến 1868. Đó là thời gian khi hoàng đế và tướng quân là tầng lớp quý tộc cao cấp nhất.

Sự sụp đổ của chế độ quý tộc mở ra thời kỳ Chiến Quốc (1400-1600).

Trong thời gian này, khái niệm Bushido (võ sĩ đạo) bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Bushido được hiểu là một triết lí sống, một tư tưởng chủ đạo mà mỗi chiến binh samurai đều phải tuân theo.

Trong năm 1549, hội truyền giáo của Công giáo La Mã do Francis Xavier dẫn đầu truyền Thiên Chúa giáo đến Nhật Bản và được chào mừng nồng nhiệt tại thủ đô Kyōto. Sự truyền đạo của họ đạt nhiều thành công nhất tại Kyushu, có tới khoảng 100.000 đến 200.000 người trở thành tín đồ Công giáo.

Vào năm 1587, lãnh chúa Hideyoshi, người sau này trở thành nhà độc tài quân sự đã làm đổi ngược tình hình. Ông cho rằng sự có mặt của đạo Thiên Chúa sẽ làm chia rẽ nội nộ Nhật Bản nên đã ra lệnh cấm tôn giáo này.

Năm 1638, tất cả các nhà giảng đạo đã bị trục xuất và các nhà thờ Công giáo đều bị tiêu hủy hết. Các tín đồ Công giáo Nhật nếu không tự bỏ Công giáo thì sẽ bị giết.

Vào thời điểm đó, đã có khoảng 300.000 người tại Nhật Bản theo Thiên Chúa giáo. Nhiều người đã từ bỏ đức tin của họ, nhưng những người khác vẫn hoạt động âm thầm. Một số người cũng đã bị tra tấn và giết chết.

(Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, một số người Công giáo vẫn bí mật tiếp tục các hoạt động tôn giáo của họ ở các căn hầm dưới lòng đất.

Tại bảo tàng Sawada Miki Kinenkan, có trưng bày một số thanh kiếm thời kỳ phong kiến ở Nhật Bản. Những thanh kiếm cổ đại đó là bằng chứng cho thấy một số chiến binh Samurai Nhật Bản là người Công giáo.

48 thanh kiếm đã được xác định thuộc về nghững người Công giáo, và hơn 10 trong số này có thể đã được tạo ra ở đâu đó giữa năm 1467 và 1568 trong thời kỳ Chiến Quốc.

Vào thập niên 1870, Công giáo mới được chính thức hình thành lại ở Nhật Bản. Ngày nay, Công giáo ở Nhật Bản đã trở thành một tôn giáo thiểu số, chiếm khoảng 1-3 triệu người.

Theo MTE