Năm 1970, người Nga đã tiến hành khoan một cái hố vào lòng đất trên bán đảo Kola thuộc huyện Pechengsky. Họ đặt tên cho công trình là Hố Siêu Sâu Kola, với mục đích nghiên cứu tầng sâu của Trái đất.
Sau hơn 2 thập kỷ, đến năm 1989, Kola sâu 12.262m được coi là hố sâu nhất hành tinh do con người tạo ra tính tại thời điểm đó.
Người ta ví khoảng từ mặt đất đến đáy của hố sâu này bằng khoảng cách giữa những thiên hà xa xôi và những hành tinh khác, cách Trái đất hàng chục năm ánh sáng.
Tàu vũ trụ Voyager 1 mất gần 26 năm để đi hết Hệ Mặt trời, cũng bằng khoảng thời gian mà các nhà khoa học đã dùng để khoan xuyên qua hơn 12km xuống lòng đất.
Hố khoan siêu sâu Kola còn sâu hơn cả điểm sâu nhất đại dương là Rãnh Mariana sâu 11km.
Các nhà khoa học thấy gì trong hố khoan siêu sâu?
Sau 26 năm nỗ lực khoan sâu, các chuyên gia đã phát hiện ra nhiều nước. Các nhà khoa học thấy nước nóng khoáng hóa chảy tua tủa theo mũi khoan sâu.
Không chỉ có nước ngầm chảy ra, các nhà khoa học còn thấy chất khí trong lòng Trái đất, như: Heli, hydro, nitơ và carbon dioxide (từ vi khuẩn).
Một điều đáng ngạc nhiên nhất là các chuyên gia thấy không có đá bazan bên dưới đá granit của lục địa. Bởi vốn dĩ, các nhà khoa học cho rằng có đá bazan bên dưới 9km đá granit. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên là điều đó không đúng với hố khoan siêu sâu Kola.
Điều quan trọng nhất là họ thấy nhiệt độ bên dưới hố nóng đến 180 độ C. Nên hố sâu này được mệnh danh là “Cổng đến Địa ngục”. Thậm chí, họ còn ước tính được khoảng cách từ đáy hố sâu đến điểm giữa lõi Trái Đất chỉ còn là 6.400km.
Thành công nhất từ dự án khoan hố khoan siêu sâu Kola là đã phát hiện ra hóa thạch sinh vật phù du nhỏ trong đá hơn 2 tỷ năm tuổi, ở dưới độ sâu 6,4km.
Những hóa thạch vi sinh là đại diện cho 24 loài vi sinh cổ đại và được bọc trong các hợp chất hữu cơ, đã sống sót dù phải chịu áp suất và nhiệt độ khắc nghiệt sâu dưới bề mặt Trái đất.
Xem thêm: Các nhà địa chất Liên Xô tìm thấy ‘hàng triệu tiếng thét ghê rợn’ ở độ sâu 12.000 mét
Theo Soha