Tinh Hoa

Cậu bé nhìn thấy một ngôi sao trên bầu trời và nghĩ rằng đó là người mẹ đã chết vì dịch bệnh

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán tiếp tục lan rộng một cách chóng mặt trên khắp thế giới, tính đến ngày 16/4 số ca nhiễm đã vượt quá 2 triệu người và số ca tử vong đã chạm mốc 134.000 người. Dịch bệnh hoành hành khắp nơi trên thế giới khiến cho cuộc sống của nhiều người bỗng chốc trở nên đảo lộn, biết bao câu chuyện thương tâm đang xảy ra hằng ngày.

Đầu tháng 3 vừa qua, một cư dân mạng Twitter đã chia sẻ một đoạn video với mô tả: “Dịch bệnh khiến hai đứa trẻ mất đi người mẹ thân yêu nhất. Cậu anh nói với cậu em rằng mẹ đã lên thiên đàng. Khi cậu em nhớ mẹ đã nhìn lên trời và gọi lớn: Mẹ ơi, mẹ ơi! Cậu anh trai không nén được vừa khóc vừa đến ôm em trai…

Câu chuyện này thực sự khiến người xem xúc động. Dịch bệnh mang tai họa đến cho nhân loại, khiến cho người người phải chia ly, biết bao gia đình phải chịu cảnh bi thương tang tóc, thậm chí có gia đình tất cả thành viên đều bỏ mạng.

Trước đó, thông tin về việc đạo diễn Thường Khải (Chang Kai) Chủ nhiệm Phòng phim truyền hình, Hãng phim Hồ Bắc cùng cha mẹ và chị gái nối nhau qua đời vì COVID-19 trong vòng 17 ngày đã gây rúng động cộng đồng mạng Trung Quốc, gây nên sự xúc động và tiếc thương sâu sắc từ các giới.

Khi cha mẹ qua đời còn bản thân ông thì nhiễm bệnh, Thường Khải đã viết di thư đầy cảm xúc kể lại quá trình gia đình ông chiến đấu với dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Di thư được công bố sáng 17/2 gây xúc động.

“Đêm giao thừa, theo lệnh của chính quyền, tất cả các bữa tiệc tất niên đặt tại khách sạn, nhà hàng đều bị hủy bỏ. Bản thân tôi phải miễn cưỡng vào bếp, được sum họp cùng song thân đã cao tuổi và hiền nội, thật hạnh phúc.

Nào ai ngờ, ác mộng từ đâu ập đến. Mùng Một Tết, phụ thân ho, sốt và khó thở. Đưa người đến nhiều bệnh viện để điều trị, nhưng đều không còn giường; cầu cứu đủ cách nhưng vẫn không thể tìm được giường trống. Thất vọng tràn trề, đành phải đưa cha quay về nhà tự điều trị.

Dù tôi đã tận hiếu bên giường, nhưng chỉ sau vài ngày, cha đã từ biệt cõi nhân gian. Mẫu thân đau đớn, kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần, không còn khả năng miễn dịch, trở nên suy yếu, cũng bị nhiễm nCoV rồi đi theo phụ thân.

Đạo diễn Thường Khải qua đời vì Covid-19. (Ảnh qua NLD)

Mấy ngày bên giường chăm sóc bố mẹ, con virus đã nhẫn tâm thôn tính cơ thể tôi và người vợ hiền yêu dấu. Chúng tôi tới nhiều bệnh viện để van nài cầu cứu nhưng cũng chẳng tìm được giường bệnh, đã đến lúc bệnh nhập cốt tủy, lỡ mất thời cơ điều trị.

Trong hơi thở khó nhọc, tôi muốn nói với thân bằng cố hữu và đứa con trai hiện vẫn đang ở nước Anh xa xôi rằng: Cả đời Thường Khải tôi luôn là đứa con tận hiếu với cha mẹ, người chồng yêu vợ hết mực, là người luôn chân thành với người khác. Xin vĩnh biệt tất cả những người tôi yêu và những người yêu tôi!”.

Trong thời đại mà dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành như hiện nay đã giúp chúng ta hiểu thêm ý nghĩa của một câu nói cổ xưa: “Đến khi gậy đập trúng đầu mình, ngoài việc biết đau, cũng hiểu được tại sao trước đây người khác lại tỏ ra đau đớn”.

Trong lịch sử nhân loại chưa từng có một loại thuốc đặc hiệu nào có thể chữa khỏi ôn dịch. Bất kể phương Đông hay phương Tây, mỗi lần xảy ra dịch bệnh đều là một cuộc tấn công bất ngờ và sau đó là đột nhiên biến mất.

Hơn nữa, dịch bệnh tìm đến người ta là có tính định hướng. Trong những ghi chép của lịch sử, đặc điểm định hướng của dịch bệnh được thể hiện rất rõ ràng, chỉ là xưa nay người ta không giải thích được mà dần quên đi hoặc chưa từng đào sâu suy ngẫm về nó.

Theo thuật ngữ của khoa học hiện đại thì một câu hỏi được đặt ra là: Nhóm người nào dễ bị lây nhiễm viêm phổi Vũ Hán nhất?

Nhiều người có thể nói rằng, người cao tuổi và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém nên họ dễ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, theo tỷ lệ thống kê hiện nay, số người nhiễm bệnh và tử vong ở trẻ nhỏ và người già là không vượt xa những người trẻ tuổi và trung niên.

Nhiều người nghĩ rằng những hoạt động tiếp xúc với nhau là nguy hiểm nhất, bao gồm tiếp xúc qua thân thể, tiếp xúc qua không khí hoặc tiếp xúc gián tiếp qua vật dụng, do đó họ thấy rằng cách phòng ngừa trọng yếu nhất chính là sử dụng khẩu trang, găng tay, đồ bảo hộ để tránh việc tiếp xúc; họ nghĩ rằng khi dịch bệnh phát tác, cách đơn giản và hiệu quả nhất là cách ly người bị nhiễm. Những giải pháp này là đến từ nhận thức phổ biến của mọi người, cho rằng ôn dịch là không phân biệt đối tượng.

Hiện nay, các chuyên gia y tế trên toàn thế giới đang nỗ lực hết mình, sử dụng những công nghệ y tế tốt nhất để cùng nhau chống lại viêm phổi Vũ Hán, nhưng vẫn không thể ngăn chặn được sự lây lan của nó. Trong nỗi bất an ngày càng kéo dài, người ta có lúc tuyệt vọng nghĩ: Lẽ nào trên cõi đời này thực sự không có cách giải cứu sao?

Trong nỗi bất an ngày càng kéo dài, người ta có lúc tuyệt vọng nghĩ: Lẽ nào trên cõi đời này thực sự không có cách giải cứu sao? (Ảnh: VOA)

Có lẽ từ một số câu chuyện trong lịch sử, chúng ta có thể tìm ra cách để vượt qua con virus này.

Mọi người có thể đã từng nghe qua bài thơ “Chính Khí Ca” của thi sĩ Văn Thiên Tường thời nhà Tống, người đời gọi bài thơ này là một tuyệt tác và truyền tụng từ thế kỷ 13 cho đến ngày nay. Ngoài mức độ nổi tiếng của nó, hoàn cảnh sáng tác nên bài thơ cũng rất đặc biệt. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về mối liên kết giữa đại dịch hiện nay và bối cảnh đặc biệt của nó.

Trước bài thơ “Chính Khí Ca”, Văn Thiên Tường có viết lời tựa rằng:

Ta bị giam cầm ở đô thành Bắc Nguyên, trong một gian nhà đất. Nơi này rộng khoảng 8 thước, sâu 4 tầm (khoảng 2,6mx10,6m). Có duy nhất một cửa vào vừa thấp và nhỏ, cửa sổ bằng gỗ thô vừa ngắn vừa hẹp, nơi này vừa bẩn vừa thấp, vừa ẩm vừa tối.

Khi mùa hạ đến, tất cả các loại mùi được tập hợp lại nơi đây, nước mưa chảy vào từ bốn phía, thậm chí giường ngủ và bàn cũng nổi trên nước, lúc này trong nhà đầy khí nước.

Bùn bẩn trong nhà vì thiếu ánh nắng mặt trời rọi vào nên mùi tanh hôi bốc lên, lúc này trong nhà đầy khí đất.

Đột nhiên trời nắng nóng gay gắt, các lối thông gió đều đã bị chặn lại, lúc này trong nhà đầy khí nóng.

Có người đốt củi dưới mái hiên để nấu cơm, điều này góp phần tạo ra sức nóng dữ dội, lúc này trong nhà đầy khí lửa.

Rất nhiều thực phẩm thối rữa được lưu trữ trong nhà kho, mùi mốc xông lên từng đợt từng đợt, lúc này trong nhà đầy khí gạo mốc.

Có rất nhiều người bị nhốt ở đây, chen chúc và lộn xộn, mùi mồ hôi ở khắp mọi nơi, lúc này trong nhà đầy khí người.

Vừa là phân và nước tiểu, vừa là xác người đã thối rữa, vừa là xác chuột chết, đủ loại mùi thối cùng bốc lên, lúc này trong nhà đầy uế khí.

Nhiều loại khí như thế tụ lại đã trở thành bệnh dịch, rất ít người không khỏi mắc bệnh.

Ta đã sống trong một môi trường tồi tệ như vậy với một cơ thể suy nhược, sống trong hoàn cảnh đó đến nay đã hai năm, nhưng lại không có bệnh tật gì.

Có lẽ đây là do sự tu dưỡng mà thành.

Nhưng làm sao biết tu dưỡng này là gì?

Mạnh Tử nói: “Ta có sở trường là bồi dưỡng tính cương trực trong tâm mình (khí hạo nhiên)”.

Gian nhà có 7 loại khí, còn ta có 1 loại khí, dùng một loại khí của ta có thể chống lại 7 loại khí kia, ta còn lo lắng điều gì nữa đây! Hơn nữa, ngay thẳng rộng mở là một loại chính khí lẫm liệt giữa trời đất. Vì vậy, đã viết bài ‘Chính Khí Ca’ này“.

Văn Thiên Tường bị giam cầm ở đó 2 năm và đã sống trong một môi trường tồi tệ như vậy mà không có bệnh tật nào.

Trong cuốn “Hoàng Đế Nội Kinh” – một kinh điển Trung y nổi tiếng cũng chỉ ra rằng: “Chính khí ở bên trong, tà khí không thể xâm phạm”. Người xưa xem trọng đức hạnh và tu dưỡng tâm tính của mình, tiêu chuẩn của một người “Chính nhân quân tử” đó là “Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín”, chiểu theo tiêu chuẩn này mà yêu cầu bản thân làm người tốt, đồng thuận với đạo lý Chân – Thiện – Nhẫn, chính khí sẽ càng ngày càng đầy đủ, khiến bạn và người thân của mình không trở thành đối tượng của virus, đây mới là giải pháp cốt lõi để thoát khỏi ôn dịch.

Hạ Vũ (Theo SOH và NTDTV)