Tinh Hoa

Bảng tuần hoàn thêm hai nguyên tố siêu nặng

Hiệp hội quốc tế về hóa học cơ bản và ứng dụng (IUPAC) vừa thông báo bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học (BTHNT) đón chào thêm hai nguyên tố siêu nặng mới và xem xét công nhân tên gọi cho chúng là Flerovium (Fl) và Livermorium (Lv).

//

Tên của hai nguyên tố mới cần được cộng đồng khoa học phản biện trong vòng 5 tháng trước khi chính thức được ghi vào trong bảng tuần hoàn hóa học như những nguyên tố mới nhất. Trước đó, 3 nguyên tố siêu năng 110, 111 và 112 lần lượt được nhận các tên nguyên tố là Darmstadtium (Ds), Roentgenium (Rg) và Copernicium (Cn) và được bổ sung vào bảng tuần hoàn.

Theo LiveScience, hai nguyên tố siêu nặng Flerovium (Fl) và Livermorium (Lv) sẽ lần lượt chiếm các ô 114 và 116 trong bảng tuần hoàn. Việc phát minh cả hai nguyên tố 114 và 116 đều có sự tham gia ở mức độ khác nhau của các nhà khoa học thuộc hai Phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ Lawrence Livermore và Viện nghiên Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna JINR(Nga). Và ngày 1 tháng sáu năm 2011, IUPAC đã đưa ra kết luận chính thức: Các tác giả của thí nghiệm Dubna-Livermore đáp ứng các tiêu chí về bản quyền phát minh các nguyên tố siêu nặng mới 114 và 116. Và nhóm tác giả nói trên được mời đề xuất tên gọi cho các nguyên tố 114 và 116 để Đại hội đồng IUPAC chuẩn y.

Ban đầu, ê kip nghiên cứu Dubna, theo Phó Tổng Giám đốc JINR, mong muốn nguyên tố 114 được mang tên flerovium (Fl) để tưởng nhớ nhà vật lý Georgy Flerov, còn nguyên tố 116 được mang tên moscovium để vinh danh Vùng Moscow nơi có thành phố Dubna. Nhưng, sau đó nó 116 đã được đổi tên thành livermorium (Lv) để vinh danh thành phố Livermore, nơi có Phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ Lawrence Livermore.

Nguyên tố 114 được đặt tên theo nhà khoa học vật lý người Nga Gregory Flerov, nguyên giám đốc và là người sáng lập của Phòng Thí nghiệm Phản ứng Hạt nhân (mang tên Flerov) thuộc Viện liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân ở Dubna (Nga). Đây là nhà Vật lý hạt nhân nổi tiếng của Liên xô (cũ) và thế giới, có những đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển vũ khí nguyên tử thời kỳ Liên Xô

“Đề xuất tên cho hai nguyên tố 114 và 116 không chỉ vinh danh những cống hiến của từng cá nhân nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học hạt nhân mà còn vinh danh sự hợp tác giữa các nhà khoa học ở hai phòng thí nghiệm”, tiến sĩ Bill Goldstein, giám đốc Phòng thí nghiệm Lawrence Livermore, cho biết.

Theo Vietnamnet (ngày 12/7/2011, tác giả T.T. Minh), “ê kip nghiên cứu quốc tế Dubna-Livermore trong những năm gần đây đã tích cực săn tìm các nguyên tố siêu nặng khác là 113, 115, 117, 118 và lần lượt công bố các kết quả thu được. Tuy vậy, cho đến nay, các sản phẩm mới nhất, những nguyên tố mới ấy vẫn chưa lọt qua những đôi mắt nghiêm khắc của các chuyên gia trong Tiểu ban công tác hỗn hợp (Joint Working Party) của Hiệp hội Hóa Cơ bản và Ứng dụng Quốc tế (IUPAC). Tiểu ban nói trên vẫn khuyến cáo: Các kết quả thu được về các nguyên tố 113, 115, 117 và 118 nói trên (và cả kết quả nghiên cứu khác của các nhà khoa học Đức ở GSI và Nhật ở RIKEN) vẫn chưa hội đủ các tiêu chí để công nhận bản quyền phát minh cho các tác giả của nó”.

Hà Hương

Theo VietnamNet