Cặn tích lại theo thời gian sẽ bị vi khuẩn làm khô, thối rữa, lên men, theo năm tháng những cặn thức ăn này có độ dày từ 5 – 7mm, nặng đến 5 – 6kg, có màu đen và mùi hôi thối, có độc tố, chúng dính trên thành ruột giống như hiện tượng kim loại bị gỉ, độ cứng không thua gì săm lốp xe, chúng sẽ hủy hoại cơ thể chúng ta.
Người gầy hay mập đều có cặn tích. Với người bình thường thì lượng cặn tích vào khoảng 3 – 6kg, còn người béo phì hoặc người bị táo bón thì lượng cặn tích vào khoảng 7 – 11kg. Khi cặn tích trữ trong đường ruột chúng sẽ lên men, thối rữa và không ngừng sinh ra các loại độc tố, khí độc, gây nguy hiểm cho đường ruột, làm chức năng của dạ dày rối loạn, nội tiết mất quân bình, quá trình trao đổi chất rối loạn, gây nhiều loại bệnh tật.
Đường ruột là nguồn gốc của nhiều loại bệnh tật
Theo kết quả nghiên cứu, hệ thống miễn dịch của cơ thể hơn 50% nằm ở ruột kết. Khi ruột kết không thể hoạt động bình thường thì độc tố cơ thể sẽ đi vào những con đường khác thải ra ngoài (ví dụ thận, da và hơi thở), đây là nguyên nhân của tình trạng hôi người, hôi miệng và nước da u tối, dị ứng và nổi mụn…
Nhiều người thường nghĩ bụng căng thịt là bị béo phì, kỳ thực nhiều khi cũng có nguyên nhân vì việc tích tụ nhiều độc tố trong ruột kết gây ra và làm tăng thể trọng cơ thể. Độc tố tích tụ nhiều cũng làm tăng gánh nặng cho thận, gan và làm hại những bộ phận quan trọng khác.
Sự tuần hoàn không tốt thường xuyên diễn ra trong cơ thể, theo thời gian sẽ gây khối u và gây bệnh ung thư. Câu nói nổi tiếng của bác sĩ Bernard Jensen “Cái chết bắt nguồn từ ruột kết” nói rõ tầm quan trọng của ruột kết đối với sức khỏe.
Biểu hiện điển hình của cặn tích là: Hàng ngày đi bài tiết có cảm giác không hết, hoặc có khi trong một tuần đến vài ba ngày trở lên không bài tiết. Hậu quả của tình trạng độc tố tồn đọng là: da dẻ sần sùi, trướng bụng, đau bụng, ung thư đại tràng!
May mắn thay, việc giải độc cho ruột này có thể thực hiện được nhờ 7 loại thực phẩm như dưới đây:
1. Rong biển
Rong biển hiệu quả trong việc phòng và chữa bướu cổ, có tác dụng phòng và hỗ trợ chữa trị cao huyết áp, xơ vữa động mạch và cholesterol. Về phương diện thải độc cho ruột, rong biển là “máy tăng tốc” nhu động ruột. Rong biển có tính kiềm, có thể thúc đẩy trao đổi triglyceride trong máu, có tác dụng nhuận trường. Hơn nữa với mức năng lượng và chứa nhiều chất xơ, nó có thể đẩy nhanh tốc độ vận động ruột.
Cách ăn: Tốt nhất của rong biển là hấp, như vậy sẽ không làm mất đi chất khoáng trong rong biển, còn có thể tăng tốc nhu động ruột.
2. Cải bó xôi: “Chất làm sạch” thải độc cho ruột
Cải bó xôi có thể thanh lọc nhiệt và độc trong dạ dày và ruột, giúp phòng và chữa táo bón, làm sáng da, được xem như “chất làm sạch” nhiệt và chất độc trong ruột, dạ dày. Cải bó xôi giúp hạn chế vấn đề kháng insulin, có thể ổn định đường trong máu. Bó xôi có chứa nhiều vitamin, có thể phòng chống viêm khóe miệng, chứng quáng gà. Nó cũng giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng chống lão hóa, thúc đẩy tế bào phát triển.
Cách ăn: Có rất nhiều cách ăn bó xôi, tốt nhất là hãy rửa sạch, luộc chắt nước đi, thêm gia vị để làm món rau trộn, và bó xôi trộn với đậu hũ lại càng tốt.
3. Gạo lứt: “Chất dẫn” thông ruột
Gạo lứt có chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ hơn gạo trắng, vì thế gạo lứt được xem như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Trong gạo lứt có nhiều vitamin B và E, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, cung cấp năng lượng liên tục cho đường ruột, có thể đẩy mạnh sự sản sinh các vi khuẩn có lợi trong ruột, phòng táo bón và ung thư ruột, được xem như là “chất dẫn” thông ruột.
Cách ăn: Có thể nấu cháo gạo lứt, cơm gạo lứt hay trà gạo lứt. Vài năm gần đây, món gạo lứt rang rồi trộn cùng muối, vừng cũng là món ăn vặt phổ biến cho những người chú trọng đến sức khỏe.
4. Mật ong: “chất dưỡng” cho hệ tiêu hóa
Mật ong có nhiều axit amin, vitamin, có thể thúc đẩy tuần hoàn trong cơ thể, các nguyên tố dinh dưỡng như magie, photpho, canxi trong mật ong có thể điều tiết hệ thần kinh, cũng có thể cung cấp môi trường nghỉ ngơi tốt cho đường ruột, để ruột “được nhẹ nhàng”. Mật ong được xem là “chất dưỡng” của hệ tiêu hóa.
Uống nước có hòa một muỗng mật ong có thể nhuận trường, đẹp da.
5. Sữa chua: “Chất phụ gia” tăng cường hoạt hóa ruột
Sữa chua có nhiều lợi khuẩn Lactobacillus có thể bảo vệ sự cân bằng vi sinh trong đường ruột, hình thành rào cản sinh học, ức chế sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại.
Lactobacillus sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit béo chuỗi ngắn thúc đẩy nhu động ruột, từ đó ngăn ngừa táo bón, được xem như là “chất phụ gia” của động lực ruột. Trong sữa chua có nhiều loại men còn có thể hỗ trợ cơ thể tiêu hóa và hấp thụ các thành phần dinh dưỡng trong sữa.
Uống sữa chua giữa hai bữa ăn có thể cân bằng các nhóm vi khuẩn, thúc đẩy sự phân giải trong đường ruột. Nên dùng loại sữa chua có ít đường và các chất phụ gia hóa học nhất.
6. Đậu phộng: “Chất dẫn” tăng cường ruột
Giá trị dinh dưỡng của đậu phộng cao hơn các loại cây lương thực, có chứa lượng lớn protein và chất béo, đặc biệt là chất béo không no. Đậu phộng có thể tăng cường đường ruột, đây là bởi vì khi đậu phộng vào tỳ, sẽ có tác dụng chăm sóc dạ dày, duy trì độ ẩm trong ruột. Những chất đặc thù chỉ có trong đậu phộng như axit phytic, sterol thực vật sẽ tăng cường khả năng chịu đựng của ruột. Đậu phộng được xem như “chất dẫn” tăng cường ruột.
Cách ăn: Mỗi ngày ăn đều đặn 5 đến 6 hạt đậu phộng sẽ có thể tăng cường ruột. Luộc đậu phộng lên sẽ không làm mất chất dinh dưỡng mà còn dễ hấp thu hơn.
Tuy nhiên cần hết sức tránh loại đậu phộng bị mốc hoặc đã bảo quản quá lâu.
7. Nha đam: “Chất hỗ trợ” bài tiết, thải độc cho ruột
Nhiều người cho rằng “mỗi sáng một ly nha đam thì quý như vàng”. Nha đam có tính vừa thải độc cho ruột lại vừa bồi bổ vô cùng tốt. Trong nha đam có nhiều hoạt chất, các axit amin, vitamin, đường và khoáng chất… có thể kích thích nhu động ruột non, thải độc tố trong đường ruột ra ngoài, thanh lọc đường ruột, chuyên trị nóng ruột, táo bón.
Nha đam được xem như là “chất hỗ trợ” ruột bài tiết. Đồng thời nha đam còn có tác dụng thanh lọc độc tố trong máu và gan.
Cách ăn: Nha đam có thể làm thành thuốc, nhưng cũng ăn như là thực phẩm, khi dùng có thể cắt nhỏ làm các món ăn nhẹ hoặc hầm với yến.
Đầu tiên, phải uống nhiều nước. Uống nhiều nước có thể thúc đẩy sự bài tiết, rút ngắn thời gian chất thải ở trong đường ruột, giảm sự hấp thu chất độc, phân giải các độc tố hòa tan trong nước. Tốt nhất là uống một ly nước ấm khi bụng rỗng vào mỗi buổi sáng, việc này còn có thể làm giảm độ đặc của máu, phòng các bệnh về tim mạch.
Thứ hai, có thể kết hợp ăn chay một đến hai ngày mỗi tuần để hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi. Bởi vì ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ hoặc có tính kích thích sẽ sản sinh ra nhiều độc tố trong quá trình trao đổi chất, gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
Thứ ba, nên ăn nhiều thực phẩm tươi và hữu cơ, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh và nước giải khát công nghiệp, bởi vì trong những loại thực phẩm này có chứa khá nhiều chất bảo quản hóa học và các chất màu tổng hợp.
Thứ tư, phải kiểm soát lượng muối hấp thu. Ăn quá nhiều muốn sẽ dẫn đến bí tiểu, không đổ mồ hôi, gây ra sự trữ nước trong cơ thể.
Thứ năm, phải bổ sung chất chống oxy hóa một cách hợp lý. Bổ sung vitamin C, E… để hỗ trợ trung hòa các gốc tự do trong cơ thể.
Thứ sáu, hãy ăn chầm chậm. Nhai kỹ có thể tiết ra nhiều nước bọt, trung hòa các loại chất độc, dẫn đến các phản ứng có tính dây chuyền, thả nhiều chất độc hơn.
Chúc Di (t/h)