Trước khi có sự ra đời của máy bay không người lái (drone), con người đã có thể ghi lại nhiều bức ảnh về Trái Đất từ độ cao hàng trăm mét. Tất cả là nhờ vào những chú chim bồ câu được gắn thiết bị ghi hình lên người.
Những hình ảnh đầu tiên chụp cảnh mặt đất từ trên cao đã được ghi lại bằng cách gắn các thiết bị ghi hình lên diều và các quả bóng bay. Tiếp theo danh sách này, chim bồ câu đã được gửi lên bầu trời.
Đến lúc này, nhiều người đã tận mắt xem được những hình ảnh giúp họ thay đổi từ trước cho đến nay của mình.
Nhà phát minh người Đức Julius Neubronner đã bắt đầu làm việc với các chú chim bồ câu vào năm 1907. Khác với chuyến bay đầu tiên trên bầu trời của anh em nhà Wright 4 năm trước, thế giới mặt đất được nhìn ngắm qua tầm mắt của một con chim bồ câu mang đến nhiều điều mới mẻ.
Trước đó, Neubronner đã từng dùng chim bồ câu để cung cấp các loại thuốc men trị liệu cho bệnh nhân. Do vậy, ông biết chính xác khả năng bay của loài bồ câu là như thế nào.
Neubronner đã thiết kế một cái nịt ngực nhỏ và nhẹ để trang bị cho những chú chim. Trong đó, chú chim sẽ được gắn một chiếc máy ảnh hai ống kính.
Sau cùng, chim bồ câu sẽ được huấn luyện để làm công việc mang những chiếc máy ảnh nặng từ 28,3 gram đến 71 gram. Nó tương đương với trọng lượng của các loại thuốc mà chúng đã mang trước đó.
Để chuẩn bị cho các chuyến bay ghi hình của bồ câu, Neubronner sẽ thổi phòng khoang rỗng bên trái, nhằm giúp không khí thoát ra từ từ trong quá trình chim bồ câu cất cánh bay lên bầu trời.
Sau khi xì hơi, bộ phận piston được lắp đặt sẽ được kích hoạt và giúp cho màn trập máy ảnh hoạt động. Quy trình vận hành này cũng tương tự như cơ chế hoạt động của loại máy ảnh hẹn giờ mà ngày nay chúng ta sử dụng.
Những chú chim lúc này sẽ bay ở độ cao từ 45 – 60 mét và trải qua quãng đường dài khoảng 96 km tình từ nơi cất cánh. Đây là quãng đường nằm trong khả năng di chuyển của chúng và cũng là lộ trình tìm về nhà của những chú chim.
Các bức ảnh được ghi lại đã được công chún hết sức yêu thích và sau đó Neubronner cũng trở nên nổi tiếng. Đặc biệt là kể từ sau khi ông hoàn thành buổi trình diễn công khai quá trình chụp ảnh cùng những chú chim bồ câu tại Triển Lãm Ảnh Quốc Tế ở Dresden và Triển Lãm Ảnh Hàng Không Quốc Tế tại Frankfurt vào năm 1909.
Những người quan tâm có thể theo dõi toàn bộ quá trình ghi hình được diễn ra. Từ lúc những chú chim được mang đến, trang bị dụng cụ máy ảnh và đến khi nó quay về với những bức hình.
Neubronner cũng phát minh ra chiếc lồng bồ câu xách tay để phục vụ cho công việc, dễ dàng sử dụng mỗi khi mình phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Chiếc lồng này được thiết kế gắn liền với một phòng tối, để hình ảnh có thể được rửa ngay tại chỗ.
Sau đó Neubronner tiếp tục phát triển thêm 9 phiên bản khác nhau về kiểu máy ảnh này. Trong đó có cả một phiên bản máy ảnh chuyên dùng để chụp toàn cảnh.
Tuy nhiên, không phải lúc nào những sáng chế của Neubronner cũng mang đến thành công như dự định.
Một số ý tưởng được thử nghiệm trước Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất trong bối cảnh quân sự đã được Nhà Nước mua bản quyền phát minh, nhưng chúng lại không được sử dụng nhiều.
Trong khi đó một số khác lại được sử dụng thường xuyên trong thời kỳ chiến tranh, nhất là trong những trận đánh. Khi này lồng bồ câu di động của Neubronner đã phát huy được giá trị của mình.
Theo các báo cáo chưa được xác minh cho thấy rằng: Việc dùng chim bồ câu làm “nhà nhiếp ảnh trên không” có thể được sử dụng phổ biến trong thế chiến II.
Uniwriter, theo MNN