Tinh Hoa

“Bài học” mà giáo sư ngoại quốc “tiếp thu” được sau 9 năm giảng dạy tại đại học Trung Quốc

Giữa năm 2018, giáo sư kinh tế Christopher Balding rời Trung Quốc sau khi hợp đồng giảng dạy của ông tại Trường Kinh doanh HSBC thuộc Trường Đại học Bắc Kinh Thâm Quyến không được gia hạn. Và dưới đây là “bài học” mà ông đã học được sau thời gian dài sống ở Trung Quốc.

Sinh viên Trung Quốc. (Ảnh qua Vision Times)

Sau khi trường đại học cắt đứt quan hệ với ông vào ngày 1/4/2018, ngày 17/7/2018, GS. Balding viết trên blog của mình: “Tôi xin được cảm ơn khoảng thời gian ở Thâm Quyến, Trung Quốc và được làm việc với các sinh viên ưu tú tại đây”.

>>> Sống trong chế độ độc tài, người dân dần trở nên mù quáng

Trong bài đăng trên blog dài hơn 4.000 từ, ông Balding viết: “Mặc dù đã có những sự bảo vệ về mặt pháp luật, tôi vẫn biết và chấp nhận những rủi ro khi làm việc với tư cách một cá nhân tự do cho trường đại học lớn ở Trung Quốc do Đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý”.

“Mặc dù họ đã đưa ra lý do “chính thức” để không gia hạn hợp đồng với tôi, lương tâm của tôi vẫn trong sạch và tôi có thể đưa ra hầu hết mọi bằng chứng để chứng minh điều ngược lại nếu cần thiết. Tôi biết lý do bất thành văn cho sự ra đi của mình. Bạn không thể làm việc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản mà không nhìn thấy những rủi ro”.

Bài blog của ông chưa làm rõ một vấn đề, liệu có phải chỉ vì một sự cố đơn thuần mà đã mang đến cảm giác bất an này hay không. Tuy nhiên, năm 2017, Balding đã dẫn đầu cuộc kiến nghị, thúc giục Đại học Cambridge chống lại yêu cầu từ phía chính phủ Trung Quốc, rằng Trung Quốc sẽ được quyền kiểm duyệt nội dung tạp chí China Quarterly(*).

Balding là giảng viên dạy thương mại quốc tế, đàm phán và đạo đức tại một trường đại học ở thành phố Thâm Quyến, Đông Nam Trung Quốc. Nhưng đã có lúc, ông nhận ra ông không thể tiếp tục ở lại đất nước này và nghĩ rằng đã đến lúc phải thật sự ra đi.

Ông viết: “Trung Quốc đã trở thành một nơi mà tại đó, tôi không còn cảm thấy an toàn khi trở thành giáo sư và thảo luận ngay cả về kinh tế, kinh doanh hay những thị trường tài chính”.

Ở phần sau của bài blog, ở cương vị cha của ba đứa con, ông nói rằng, nỗi sợ lớn nhất của ông khi sống ở Trung Quốc là ông có thể sẽ bị giam giữ.

“… nhưng thực tế là Trung Quốc là một chế độ độc đoán chuyên quyền, không tôn trọng nhân quyền”. (GS viết trên twitter)

Ông viết: “Mặc dù tôi sẵn lòng chỉ ra sự phi lý của chủ nghĩa độc tài đang ngày càng lạm quyền một cách nhanh chóng – một thực tế vượt quá sự hiểu biết của rất nhiều chuyên gia không sống ở Trung Quốc, nhưng tôi vẫn biết đâu là giới hạn và cố gắng không vượt qua nó”… “Thật sự tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm khi có thể an toàn mà rời khỏi [Trung Quốc] và biết rằng những người khác, bất kể người Trung Quốc hay người nước ngoài, đã phải trải qua những khó khăn lớn lao hơn nhiều so với bản thân tôi. Có nhiều trường hợp đã dẫn đến nhiều vấn đề đáng kể cho họ. Tôi biết tôi may mắn khi đã có thể thoát ra được”.

Trước đó, trong bài đăng trên blog, ông Balding nói rằng, vấn đề của ông không phải với người dân Trung Quốc, mà là với chính phủ Trung Quốc.

Ông viết: “Tôi muốn nói rõ rằng bất kỳ khiếu nại nào tôi viết trong diễn đàn đều chỉ phản ánh những lo ngại của tôi về chính phủ cộng sản độc tài, độc đoán của Trung Quốc chứ không phải người Trung Quốc”. Ông ngụ ý rằng, một số căn bệnh của xã hội được ông không ngừng chỉ ra trên blog chính là hậu quả do chính phủ cộng sản và sự thiếu thốn quyền lợi dành cho người dân gây ra.

Ông viết: “Có sự thiếu tôn trọng hoàn toàn và tuyệt đối đối với những cá nhân sinh sống tại Trung Quốc. Mọi người ở đây không có giá trị con người bẩm sinh như một con người vốn có”.

Trên blog, Balding tiếp tục nói rằng, Trung Quốc đại lục là đất nước nơi “việc nói dối hoàn toàn phổ biến, nhưng điều đó nói lên một cuộc cách mạng sự thật”.

Bị chế độ độc tài cai trị, Trung Quốc thiếu thốn luật lệ kinh khủng. Điều đó lúc đầu đã khiến ông ngạc nhiên.

Ông viết: “Trước khi đến Trung Quốc, tôi đã nghĩ rằng Trung Quốc cứng nhắc trên một vài phương diện nào đó, nhưng thực tế, đất nước này hỗn loạn tàn bạo vì không có quy tắc. Đó là một dạng luật rừng mà ở đó chính quyền áp đặt suy nghĩ của họ lên người dân. Và những người khác thì lại làm ngơ trước pháp luật và hành xử theo cách họ thấy phù hợp, không màng đến ý thức đạo đức hay tôn trọng quyền lợi của người khác”.

GS Balding cho rằng, ông may mắn hơn nhiều người khi có thể thoát khỏi Trung Quốc. (Ảnh qua Economy Plus)

Ông Balding đã viết rằng, ở Trung Quốc, “cuộc sống con người không có giá trị bẩm sinh gì gọi là quý giá”. Ông tiếp tục lấy một ví dụ khác ông biết được thông qua một người bạn là một nhà truyền giáo theo đạo Kitô. Người bạn này đã sửng sốt khi thấy người Trung Quốc xem việc kiếm tiền là toàn bộ ý nghĩa của cuộc đời họ.

Balding viết: “Chỉ khi bạn kiếm được tiền thì bạn mới có giá trị và được quyền đánh giá đúng sai. Gửi lời xin lỗi đến một gã Dostoevsky(**) đáng ghét, ‘có tiền mua tiên cũng được’”.

“Cuối cùng, tôi có thể nói về những gì tôi đã quan sát được nhưng tôi không phải là chuyên gia về nhân quyền mà kiểu như bị thay đổi văn hóa hoặc một loại phát triển do thay đổi văn hóa đem đến. Tuy nhiên, trong khi các vụ việc nổi tiếng thu hút sự chú ý, thì những thái độ và phản ứng như vậy đã tạo ra sắc thái cho một nền văn hóa mà ở đó các cá nhân, sự tôn trọng và sự thật không có ý nghĩa gì cả”.

Ông Balding tiếp tục viết rằng, ông dành sự ngưỡng mộ lớn lao cho các nhà báo và nhà hoạt động xã hội ở Trung Quốc. Họ là những người sẵn sàng đối mặt với cơn thịnh nộ của chính phủ độc tài.

“Tôi muốn ca ngợi rất nhiều người. Chẳng hạn các nhà báo và các nhà hoạt động xã hội mỗi ngày đều phải đối mặt với sự quấy rối, theo dõi và những khó khăn thực sự để tìm hiểu những gì đang xảy ra tại Trung Quốc, cùng với những người chống lại chủ nghĩa độc tài mà chúng ta đã thấy ở Trung Quốc”.

“Một điều tôi đã tin tưởng sâu sắc. Đó là niềm tin và sự minh bạch chỉ được bộc lộ trong nghịch cảnh hay khi bị thách thức. Niềm tin chỉ nhận được phản hồi có lợi là những niềm tin không mấy rõ ràng nhưng lại thuận lợi hơn”.

Ông Balding và gia đình ông hiện đang sống ở Đài Loan. Ngoài giảng dạy, ông còn viết bài cho các ấn phẩm quốc tế như BloombergForeign Policy.

Ghi chú:

(*) China Quarterly là tạp chí học thuật ‘bình duyện mù đôi’ (tiêu chuẩn quốc tế cao nhất dành cho tạp chí) của Anh, xuất bản lần đầu năm 1960 và tập trung vào tất cả các khía cạnh đương thời của Trung Quốc – Đài Loan. Đây là tạp chí nghiên cứu quan trọng nhất về Trung Quốc trên thế giới, do Cambridge University Press xuất bản. Nó đưa tin về một loạt các chủ đề, bao gồm: nhân loại học, kinh doanh, văn học, mỹ thuật, kinh tế, địa lý, lịch sử, ngoại giao, luật pháp, chính trị và xã hội học.

(**) Fyodor Mikhailovich Dostoyevsky (11/11/1821 – 9/2/1881) là nhà văn nổi tiếng người Nga. Cùng với Lev Tolstoy, Dostoevsky được xem là một trong hai nhà văn Nga vĩ đại thế kỷ 19. Các tác phẩm của ông, như Anh em nhà Karamazov hay Tội ác và hình phạt đã khai thác tâm lý con người trong bối cảnh chính trị, xã hội và tinh thần của xã hội Nga thế kỷ 19. Ông được giới phê bình đánh giá rất cao, phần lớn xem ông là người sáng lập hay là người báo trước cho chủ nghĩa hiện sinh thế kỷ 20.

>>> Khi vũ khí công nghệ trong tay độc tài

>>> Trung Quốc đã hậu thuẫn chế độ Pol Pot ở Campuchia như thế nào?

Xuân Nhạn, theo Visions Times