Lưu Ly Vương vì không nghe lời cảnh báo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà gánh chịu cái chết thảm, sau còn bị đày xuống hỏa ngục. Cũng chứng minh rằng, trời cao có đức hiếu sinh, sát hại mạng người tội nghiệp rất nặng rồi huống gì sát hại những người lương thiện đang tu hành.
“Lưu Ly Vương xuống địa ngục” là một câu chuyện rất nổi tiếng trong Phật giáo, nhiều tác phẩm kinh điển đều có ghi chép lại. Câu chuyện này thực sự mang đến cho người ta nhiều suy nghĩ, cũng là bài học cảnh tỉnh sâu sắc cho thế nhân.
Thái tử Lưu Ly lúc còn nhỏ đi tham gia hoạt động ở nước Ca Tỳ La Vệ của tộc Thích Ca, vì người của tộc Thích Ca mỉa mai thái tử là “con của nô tỳ” (mẫu hậu của ông vốn là một tỳ nữ của tộc Thích Ca), thế là thái tử ghi hận trong lòng, thề sẽ trả thù.
Lưu Ly Vương sau khi lên ngôi, đã tự mình dẫn đại quân đi đánh nước Ca Tỳ La Vệ. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni biết rõ nhân quả của sự việc này, vì cứu người, ông đến đợi bên một gốc cây khô nơi quân đội cần phải đi qua.
Khi Lưu Ly Vương nhìn thấy Đức Phật, liền lập tức xuống ngựa và hỏi: “Thế Tôn, có rất nhiều cây xanh cành lá xum xuê, vì sao Ngài lại khăng khăng đứng dưới gốc cây khô này?”
Thích Ca Mâu Ni đáp: “Một chủng tộc cũng giống như một thân cây, nếu như cành lá đều đã héo rũ, thì lấy đâu ra bóng cây để tránh nắng?” Lưu Ly Vương nghe Phật Đà nói xong liền thu binh về nước.
Sau khi Lưu Ly Vương về nước, dưới sự xúi giục của đại thần Khổ Hành Phạm Chí (Dīgha-Kārāyana), lại lần nữa xuất quân xâm phạm. Nửa đường lại gặp Phật Đà khuyên can. Như thế ba lượt, đến lúc xuất binh lần thứ tư, Phật Đà không hề can thiệp. Người tộc Thích Ca ghi nhớ lời dạy của Đức Phật không sát sinh, tất cả đều tay không tấc sắt. Lưu Ly Vương chiếm lĩnh Ca Tỳ La Vệ, tàn nhẫn sát hại mấy ngàn vạn người tộc Thích Ca.
Thích Ca Mâu Ni về đến tịnh xá nói với những người xung quanh: “7 ngày sau, Lưu Ly Vương sẽ chôn thân dưới nước”. 7 ngày sau, Lưu Ly Vương cùng cung nữ, quân sĩ chèo thuyền du ngoạn trên sông, đột nhiên mưa to gió lớn, Lưu Ly Vương cùng ái phi và quân sĩ đều bị chết đuối. Lưu Ly Vương cuối cùng đọa địa ngục.
Lưu Ly Vương thân phận cao quý, là vua của một nước, phúc phận vốn dĩ không nhỏ, nhưng bởi vì giết người tàn nhẫn mà rớt xuống địa ngục. Thích Ca Mâu Ni từng ba lượt khuyên can ông ta đừng làm việc ác, nhưng ông lại nghe theo lời xúi giục của Khổ Hành Phạm Chí, vẫn khư khư cố chấp, cuối cùng chọn cho mình một con đường đi không có lối về.
Câu chuyện này đối với người Trung Quốc hôm nay vẫn có ý nghĩa cảnh báo rất to lớn
Ngày 20/7/1999, đối với thế giới là một ngày như bao ngày thường khác, nhưng đối với hàng trăm triệu người dân Trung Quốc, những người thực hành môn tu luyện Pháp Luân Công, thì họ phải đối mặt với một cuộc “thảm sát” vô cùng khắc nghiệt, và vẫn còn kéo dài đến tận hôm nay.
Vào ngày hôm đó, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Giang Trạch Dân đã phát động một cuộc đàn áp đối với hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công, sử dụng đến rất nhiều công cụ truyền thông nhằm tuyên truyền bôi nhọ; sử dụng đến quân đội, cảnh sát, hệ thống trại giam, trại lao động cưỡng bức nhằm trấn áp, bắt bớ, sách nhiễu những người theo tập môn tu luyện ôn hòa này. Rất nhiều người Trung Quốc dưới sự đầu độc của Giang Trạch Dân cũng tham gia vào cuộc bức hại này để hãm hại đồng bào mình. Tội ác của họ đã vượt xa Lưu Ly Vương.
Lưu Ly Vương tiến đánh tộc Thích Ca còn có lý do là người tộc Thích Ca đã từng sỉ nhục mình. Tuy nhiên, những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là người tốt với tín ngưỡng vào “Chân – Thiện – Nhẫn”, không hãm hại ai, cho dù trong hoàn cảnh bị bức hại oan ức, mười mấy năm qua họ vẫn kiên trì giảng rõ sự thật một cách ôn hòa và lý trí. Những người tốt như thế đối với đất nước, đối với dân chúng chỉ có trăm phần lợi mà không một phần hại, vì sao lại chịu bức hại?
Lý do mà ông Giang Trạch Dân hãm hại Pháp Luân Công rất buồn cười: Đố kỵ với đại sư Lý Hồng Chí. Giang Trạch Dân không có năng lực lại vô đức, tham nhũng dâm loạn, đầu cơ và dựa dẫm, nhờ vào tàn sát trong sự kiện “lục tứ” mà thăng chức. Còn ông Lý Hồng Chí truyền Pháp Luân Công ra có mấy năm ngắn ngủi đã hồng truyền trên 100 quốc gia và khu vực trên thế giới, số người tu luyện đã vượt qua trăm triệu người. Điều này khiến cho người tâm địa hẹp hòi như ông Giang Trạch Dân đố kỵ, bất chấp sự phản đối của 6 vị thường ủy khi đó, cố chấp mà gây ra cuộc bức hại này.
Giang Trạch Dân hạ lệnh bức hại vô cùng tà ác: “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”; “Đánh chết xem như tự sát”; “Không kiểm tra nguyên nhân cái chết, trực tiếp hỏa thiêu”, còn hạ lệnh mổ cướp nội tạng sống của những người tu luyện Đại Pháp để thu lợi nhuận. Đây thực sự là tội ác lớn nhất trên địa cầu.
Giang Trạch Dân còn kiến lập tổ chức khủng bố chuyên bức hại Pháp Luân Công – Phòng 610, tổ chức này tương tự như Gestapo của Đức Quốc Xã và Tổ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc trước đây, nó đứng trên cả hệ thống pháp luật, có nhiệm vụ đàn áp trên quy mô lớn những người tu Pháp Luân Công. Cuộc bức hại tàn khốc này làm cho rất nhiều người phải sống phiêu dạt khắp nơi, nhà tan cửa nát. Tội ác này khiến người và Thần đều phẫn nộ.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng khuyên can Lưu Ly Vương ba lần, còn đệ tử Đại Pháp khuyên Đảng Cộng sản Trung Quốc chấm dứt việc hãm hại Pháp Luân Công đã mười chín năm. Có người chấp mê bất ngộ, bất chấp hạnh phúc của chính mình và người nhà, đi theo Giang Trạch Dân mà làm ác, kết cục của họ đều có thể nhìn ra được.
Có người nói: “Trên đời này làm gì có báo ứng?” Vậy chúng ta hãy kể lại sự việc đã xảy ra trên ba phương diện để thấy rõ:
- Giới tu luyện có câu nói: “Ninh giảo thiên giang thủy, mạc động đạo nhân tâm”, ý nói, quấy nhiễu người tu luyện, tội này lớn vô biên. Trong lịch sử cũng đã có giáo huấn: Thành cổ La Mã có bạo chúa Nero hãm hại tín đồ Cơ Đốc, dẫn tới xuất hiện đại ôn dịch 4 lần, Nero cũng chết thảm, đế quốc La Mã diệt vong; trong lịch sử Trung Quốc từng có sự tình “Tam võ nhất tông” diệt Phật giáo, cuối cùng bốn vị hoàng đế đều chết thảm.
- Sau khi bức hại Pháp Luân Công từ năm 1999, thiên tai và nhân họa ở Trung Quốc đặc biệt tăng lên, động đất, dịch bệnh xảy ra nhiều lần.
- Những bầy “ruồi, hổ” bị điều tra trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”, trên bề mặt dường như vì tham ô, nhưng những người này tựa hồ còn một điểm chung: hầu hết đều là những người tham gia bức hại Pháp Luân Công. Nếu không tin có thể điểm qua một lượt: Lý Đông Sinh, Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch, Tôn Chính Tài…
Còn một số người đã chết do ngụy tạo án “tự thiêu” bao gồm người làm phim Trần Manh (mất năm 2008 ở tuổi 47 vì ung thư dạ dày, theo wikipedia), tuyên truyền dối trá La Kinh (mất năm 2009 ở tuổi 48 vì bệnh tim sau hóa trị ung thư máu, theo wikipedia), người tích cực dẫn đầu bức hại Pháp Luân Công và hoa khôi cảnh sát Nhậm Trường Hà (mất năm 2004 ở tuổi 40 sau tai nạn xe, khi bà ở hàng ghế sau bị xe tải đâm từ phía sau, tài xế của bà hoàn toàn vô sự, theo wikipedia), Từ Tài Hậu, Hoàng Cúc, Tưởng Hồng Lượng… Hơn nữa, những người ở Phòng 610 mấy năm nay chết rất nhiều, có người nói “610” là “chức vị chết chóc”.
Điều này không khiến con người phải suy nghĩ sâu sắc sao?
Có một số người hiểu ra sự việc, ngừng việc hãm hại. Trang Minh Huệ đã báo cáo không ít trường hợp cảnh sát từ chối bắt cóc những người tu luyện Pháp Luân Công, lại còn phóng thích họ; có viện kiểm sát không xét xử họ, có pháp viện không lập án… Những người này đều vì mình mà lựa chọn tương lai tốt đẹp.
Trời cao có đức hiếu sinh, mong rằng những người trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào cuộc bức hại này, nhanh chóng hiểu ra sự thật, chấm dứt bức hại Pháp Luân Công, đó cũng là vì bản thân, vì gia đình mình. Cùng Giang Trạch Dân xuống địa ngục, liệu có đáng?
Natalie (Theo NTDTV)