Lịch sử nhân loại từng chứng kiến nhiều cuộc diệt chủng tàn khốc, trong đó phải kể đến sự hiện diện của Đức Quốc xã. Không ít người cảm thấy khó hiểu, vì sao tội ác này có thể tồn tại, và vì sao con người lại trở nên tàn ác đến khó hiểu như thế?
Tội ác của Đức Quốc xã vì sao lại được phép diễn ra ngay giữa thế giới Tây phương văn minh, tiên tiến?
Vì sao người dân Đức lại có thể thờ ơ trước các cuộc thảm sát, bạo hành, và những trại tập trung hủy diệt?
Vì sao hàng xóm thân thiết hay thậm chí bạn bè thâm niên lại dễ dàng “trở mặt” chỉ bởi vì bên cạnh họ là những người Do Thái?
Và vì sao cả một dân tộc lại chấp nhận bị mất tự do, bị kiểm soát, và bị thị uy để ủng hộ nhà nước độc tài với niềm tin rằng đây chính là hy vọng và tương lai của dân tộc?
Năm 1967, tại trường trung học Ellwood Cubberley ở Palo Alto, California, Mỹ, thầy giáo trẻ Ron Jones đã tiến hành cuộc thực nghiệm ngay tại lớp học “Lịch sử thế giới đương đại” của mình để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi ấy.
Ý tưởng bắt đầu từ một bài giảng về Đức Quốc xã, khi thầy Ron nhận được câu hỏi của học sinh rằng tại sao người Đức có thể giả vờ không biết gì về các trại tập trung và diệt chủng hàng loạt ở trên đất nước của họ.
Vì môn học kết thúc trước thời hạn, Jones đã quyết định tiến hành một thí nghiệm trong một tuần cho chủ đề này, và những gì xảy ra sau 1 tuần thực nghiệm khiến thầy hoàn toàn bất ngờ…
Thứ Hai: Sức mạnh từ kỷ luật
Đó là một ngày tháng 4/1967, thầy Ron bắt đầu bài giảng về “Kỷ luật” – một trong những đặc trưng của chế độ Đức Quốc xã.
Ông bảo học sinh ngồi nghiêm chỉnh, sau đó đứng lên và ngồi vào vị trí mới. Ông yêu cầu họ phải rời khỏi lớp học vài lần rồi lại âm thầm đi vào và ngồi xuống chỗ mới. Các học sinh thích “trò chơi” này và nhiệt tình làm theo sự hướng dẫn của thầy giáo.
Jones đề nghị họ trả lời rõ ràng và sinh động cho những câu hỏi của mình, tất cả mọi người đều đồng ý, ngay cả những học sinh thụ động trong lớp.
Thứ Ba: Sức mạnh từ cộng đồng
Vào ngày Thứ Ba, khi Jones bước vào lớp học, ông thấy học sinh của mình lặng lẽ ngồi trong sự tập trung, một số thì mỉm cười. Những người khác đang nhìn về phía trước với vẻ tập trung: không một dấu hiệu của nụ cười, ý tưởng hay nghi vấn.
Jones giải thích cho cả lớp về sức mạnh của tập thể. Ông bảo học sinh hô vang một khẩu hiệu: “Sức mạnh đến từ kỷ luật, sức mạnh đến từ tập thể”.
Vào cuối buổi học, Jones dạy cho học sinh một cách chào gọi là kiểu chào “Làn sóng thứ ba” với cánh tay phải uốn cong giơ lên vai. Các sinh viên đã chào như vậy trong vài ngày tiếp theo.
Thứ Tư: Sức mạnh từ hành động
Vào Thứ Tư, 13 người ở các lớp khác cùng tham gia vào thí nghiệm. Jones phát cho mỗi học sinh một thẻ thành viên. Ông đưa hình chữ thập đỏ cho ba người trong số họ và dặn rằng họ có trách nhiệm đặc biệt là báo cáo những ai không tuân theo quy tắc của lớp. Tuy nhiên, khoảng 20 người đã tố cáo các bạn với Jones. Một học sinh thậm chí còn muốn được làm cận vệ của ông.
Ba học sinh xuất sắc nhất trong lớp kể cho cha mẹ về cuộc thí nghiệm. Kết quả là, Jones nhận được một cuộc gọi từ các giáo sĩ địa phương, và họ hài lòng về việc lớp học đang nghiên cứu tính cách của người Đức.
Jones vô cùng thất vọng vì không có sự phản đối nào thậm chí từ người lớn. Ngày hôm đó, hơn hai trăm học sinh tham gia vào cuộc thí nghiệm. Nhiều người trong số họ thực hành nghiêm túc. Họ yêu cầu những người khác tuân thủ các quy tắc, đồng thời cũng đe dọa những người nghĩ rằng “Làn sóng thứ ba” chỉ là một trò đùa.
Thứ Năm: Sức mạnh từ kiêu hãnh
Vào Thứ Năm, lớp học của ông có 80 người. Jones giải thích ý nghĩa của kiêu hãnh: “Niềm kiêu hãnh không chỉ là biểu ngữ và pháo hoa. Kiêu hãnh là điều không ai có thể lấy đi khỏi bạn. Kiêu hãnh có nghĩa là bạn biết rằng bạn là giỏi nhất,.. cảm giác này không thể tan biến”.
Ông nói với học sinh của mình rằng họ là một phần của một chương trình thanh niên quốc gia, với mục đích thay đổi chính trị vì lợi ích của nhân dân.
“Tất cả những gì chúng tôi đã làm cho đến nay là để chuẩn bị cho cho các bạn. Các bạn là nhóm thanh niên được tuyển chọn, những người sẽ đóng góp cho lý tưởng này. Nếu các bạn tiến về phía trước và thể hiện những gì bạn đã học được trong 4 ngày qua, chúng ta sẽ có thể thay đổi vận mệnh của dân tộc”.
Thứ Sáu: Bài học…
Vào ngày Thứ Sáu, hai trăm học sinh đến lớp học. Jones mời bạn bè của mình đến chụp ảnh. Ông chào mọi người, nói rằng ông muốn cho các nhà báo thấy sự kỷ luật của họ. Hai trăm người ngay lập tức chào đáp lại. Mọi người đồng thanh hô vang khẩu hiệu nhiều lần. Đến 12h5 phút, Jones bật TV lên, nhưng không có gì xuất hiện trên màn hình.
“Hãy lắng nghe thật kỹ. Không có lãnh đạo! Không có phong trào thanh niên quốc gia nào gọi là Làn sóng thứ ba. Các bạn đã bị vận động, bị thúc đẩy vì hoài bão của mình, và giờ đây, bạn tìm được chính mình trong vị trí này. Bạn không giỏi hơn và không tệ hơn so với những người Đức mà chúng ta đã học.
Bạn nghĩ rằng bạn được chọn, và bạn giỏi hơn so với những người bên ngoài căn phòng này. Bạn đã bán tự do của mình vì lợi ích vật chất cho kỷ luật và tính ưu việt. Bạn đã quyết định từ bỏ niềm tin của mình và chấp nhận ý muốn của một nhóm người và một sự lừa dối”.
Sau đó, Jones đã cho học sinh của mình xem một bộ phim về Đức quốc xã nói về kỷ luật và các cuộc diễu hành rước đuốc của họ. Và cách mà nó sụp đổ.
Kết luận
“Nếu chúng ta tái hiện được đầy đủ trạng thái tâm lý của người Đức, thì sẽ không có bất kỳ ai trong các bạn thừa nhận mình đã tham dự buổi họp của cuộc vận động Làn sóng thứ ba. Giống như người Đức, bạn sẽ thấy rất khó để thú nhận với chính mình rằng bạn đã đi quá xa”, thầy Ron chia sẻ.
Nhiều năm sau “Làn sóng thứ ba”, thầy Ron vẫn nhớ lại như một bài học buồn. Khi trong chúng ta vẫn còn nỗi sợ hãi trước kẻ cầm đầu, và khi niềm tin rằng chúng ta là đặc biệt, là cao quý hơn những kẻ bị coi là “đứng ngoài lề xã hội”, thì rất có thể, ta sẽ chọn đi theo tội ác. Và nếu “căn bệnh phát xít” ấy đã xảy ra tại Đức và tại một trường trung học Mỹ, thì rất có thể, nó sẽ còn tái hiện ở bất cứ nơi đâu.
“Làn sóng thứ ba” vẫn hiện diện, không chỉ ở trong quá khứ. Không nói đâu xa, khi chính quyền Trung Quốc phát động cuộc đàn áp và mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công – những người tu luyện theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, thì không ít người bàng quan và hoàn toàn im lặng, thậm chí tiếp tay cho cuộc bức hại này. Họ không hề đặt ra câu hỏi rằng “dẫu trong bất kì tình huống gì thì có còn lương tri hay không khi hàng trăm triệu người bị đàn áp và hàng nghìn người bị giết hại?”, “Con người dựa vào đâu để cho rằng mình đứng trên người khác và có quyền tước đi mạng sống của người bị gán cho là thấp kém”. Liệu có phải đây cũng là biểu hiện của “căn bệnh phát xít” thời hiện đại xuất phát từ những cuộc vận động có chủ đích?
Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng, những gì còn lại vẫn sẽ là lẽ phải và chân lý. Nói theo Martin Luther King, khi ta phải chọn cách hành xử không an toàn, không khôn khéo, cũng không được tiếng tăm lợi lộc nào cả, nhưng lương tâm vẫn bảo ta chọn nó, thì đó chính là lẽ phải.
Hồng Liên, theo Brightside