Tinh Hoa

[Ảnh] Bên trong nhà máy sản xuất Bphone của BKAV

BizLIVE – Phóng viên của trang tin công nghệ Cnet mới đây đã được đến thăm nhà máy sản xuất Bphone. Theo ông Nguyễn Tử Quảng, nhà máy này được đặt ở đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy (Hà Nội). Điện thoại Bphone có tỷ lệ nội địa hóa là hơn 70% tập trung chủ yếu ở khâu thiết kế kiểu dáng, thiết kế cơ khí, thiết kế điện tử, thiết kế phần mềm, lắp ráp sản phẩm…

Nơi từng được đồn đoán là nhà máy sản xuất Bphone của BKAV.

Trong một bài trả lời phỏng vấn mới đây, Chủ tịch và CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng cho biết: Nhà máy sản xuất Bphone được đặt ở đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy (Hà Nội).

Cũng theo ông Quảng, điện thoại Bphone là smartphone Designed by BKAV – made in Việt Nam (Thiết kế bởi BKAV – sản xuất tại Việt Nam). Tỷ lệ nội địa hóa là hơn 70% tập trung chủ yếu ở khâu thiết kế kiểu dáng, thiết kế cơ khí, thiết kế điện tử, thiết kế phần mềm, lắp ráp sản phẩm… Phần nhập ngoại là các linh kiện điện tử như chip, ram, camera, điện trở, tụ điện…

Như vậy, phần giá trị gia tăng lớn nhất của một chiếc smartphone là do BKAV làm chủ, còn lại là của các nhà cung cấp linh kiện phụ trợ. Phương thức này giống như cách mà Apple hay Samsung đang làm.

Mặc dù BKAV đã có lời hứa cho các phóng viên báo chí Việt Nam được đi thăm quan nhà máy, nhưng lời hứa này đến nay vẫn chưa được thực hiện. Tuy nhiên, phóng viên của trang tin công nghệ Cnet mới đây đã được đến thăm nhà máy sản xuất Bphone.
Bkav tại Việt Nam đã rất nổi tiếng với sản phẩm phần mềm diệt virus. Tuy nhiên đến tháng 6 hãng phần mềm này đã ra mắt chiếc điện thoại thông minh đầu tiên của mình. Đặc biệt Bkav đã rất tự hào khi chiếc điện thoại này đã gắn mác “made in Vietnam”.
Nhà máy sản xuất Bphone tại Hà Nội có khoảng 100 công nhân làm việc cả ngày. Bkav còn một nhà máy khác sản xuất các linh kiện trong chiếc máy như phần khung kim loại, khe thẻ sim, cụm loa và viền máy. Nhà máy đó có khoảng 50 công nhân. Trong khi đó, Samsung tại Việt Nam có đến 100.000 công nhân ở hai nhà máy.
Ông Vũ Thanh Thắng – phó chủ tịch Bkav cho biết: “Bkav đang có dự định mở một nhà máy rộng hơn ở khu công nghệ cao Hòa Lạc, cách nhà máy hiện nay khoảng 30 km.”
Bkav đã chi khoảng 20 triệu USD với 200 kỹ sư phát triển trong 4 năm để có thể hoàn thiện được chiếc smartphone đầu tiên của mình. Công ty này đã tự thiết kế từ bo mạch chủ với vi xử lý cho đến thiết kế kiểu dáng và hệ điều hành.

Bphone được lắp ráp theo phương pháp truyền thống: mỗi công nhân sẽ đảm nhiệm một công đoạn. Trong khi Samsung đào tạo mỗi công nhân có thể lắp ráp được trọn vẹn chiếc điện thoại.

Hiện nay Bphone đang có 6 phiên bản với mức giá dao động từ 450 USD đến 925 USD. Nhiều người trong giới công nghệ cho rằng thiết kế của chiếc máy được lấy cảm hứng từ iPhone 4.
Bkav mong muốn có thể làm được giống những gì mà Xiaomi thực hiện ở Trung Quốc. Thậm chí họ cũng đang thực hiện chiến lược giống như Apple, đó là phục vụ thị trường nội địa trước khi mang sản phẩm ra nước ngoài.
Đợt hàng đầu tiên trong tháng 6, Bkav đã bán được 11.822 máy. Nếu so sánh với Xiaomi thì họ bán được tới 2,1 triệu máy trong 12 giờ đầu tiên còn Apple bán được 10 triệu iPhone 6 và 6 Plus trong tuần đầu.

TÙNG LINH

Tin liên quan Báo Mỹ: Tương lai nào cho Bphone? Những sản phẩm công nghệ chứng minh giấc mơ “Made in Vietnam” không xa vời Bkav cập nhật cho Bphone: Nhiều tính năng được cải tiến
Cùng dòng sự kiện

Theo BizLive