Sau khi Cựu Chủ tịch Interpol, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Mạnh Hồng Vĩ bị bắt giữ một cách bí mật, việc Trung Quốc lợi dụng ngoại giao tiền bạc để đưa Mạnh Hồng Vĩ lên làm Chủ tịch Interpol đã bị phơi bày, mục đích là truy bắt những nhân sĩ bất đồng chính kiến đang lưu vong, v.v.
Hôm 6/5, tờ Nhật báo Phố Wall (WSJ) tiết lộ nguyên nhân Mạnh Hồng Vĩ được làm Chủ tịch Interpol. Theo đó, năm 2016, tại hội nghị bầu chọn chức Chủ tịch của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) được tổ chức ở Bali (Indonesia), Mạnh Hồng Vĩ đã lên chức thành công. Nguyên nhân Mạnh Hồng Vĩ trúng cử là do đoàn đại biểu Trung Quốc vận động hành lang tại hội nghị để các nước nhỏ bỏ phiếu, Trung Quốc cam kết sẽ cung cấp viện trợ 1 tỉ USD cho chính phủ và cơ quan cảnh sát của các nước.
Bản tin của WSJ chỉ ra, quan chức cấp cao của Bộ Công an Trung Quốc có thể đảm nhậm chức Chủ tịch của Interpol vốn có thể gọi là một thành tựu ngoại giao của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc này bị coi là Trung Quốc lợi dụng thân phận Chủ tịch Interpol của Mạnh Hồng Vĩ để truy bắt các nhân sĩ bất đồng chính kiến.
Mạnh Hồng Vĩ trúng cử khiến các nước phương Tây cảnh giác
Tháng 2/2017, Mạnh Hồng Vĩ lần đầu tiên tham dự Đại hội Ủy ban điều hành Interpol, tại đây Mạnh cho biết, bản thân có ý chí muốn trở thành Chủ tịch tích cực và chủ động nhất trong lịch sử của Interpol.
WSJ cho biết, các tiền nhiệm của Mạnh Hồng Vĩ không có lương cũng không có thực quyền, mỗi năm cần đến trụ sở chính của Interpol tại Lyon (Pháp) 2 lần, có rất ít người sau khi trúng cử sẽ rời tổ quốc hoặc từ bỏ công việc đang làm ban đầu. Người thực sự nắm quyền chính là Tổng Thư ký nhiệm kỳ 5 năm, người này sẽ nắm quyền dự toán của tổ chức.
Tuy nhiên kỷ yếu hội nghị cho thấy, tình hình nói trên có thể sẽ kết thúc khi Mạnh Hồng Vĩ thăng chức, tức là Tổng Thư ký cần chấp hành mệnh lệnh chứ không phải là đưa ra mệnh lệnh. Do đó, Mạnh Hồng Vĩ và Tổng Thư ký Jürgen Stock đã xảy ra xung đột, tuy Jürgen Stock rất ít khi công khai phản đối Mạnh Hồng Vĩ, nhưng lại dùng phương pháp riêng của mình để cản trở Mạnh, dùng quy tắc nội bộ gạt bỏ yêu cầu điều chỉnh dự toán của Interpol của Mạnh Hồng Vĩ.
Mạnh Hồng Vĩ dẫn theo 4 trợ lý tới văn phòng làm việc tại Interpol, và bố trí một nhóm phiên dịch toàn thời gian để phiên dịch lượng lớn văn kiện sang tiếng Trung, việc này khiến cho những cộng sự không biết nói tiếng Trung của Mạnh cảm giác như bị gạt ra.
Nhân sĩ từng cộng sự mật thiết với Mạnh cho biết, những người xung quanh Mạnh đều hiểu đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) muốn có được gì từ Interpol. Tổ chức này đã nhiều lần từ chối phát lệnh truy nã đỏ đối với những người mà Trung Quốc gọi là đào phạm. Có người nắm tình hình tiết lộ, thành viên của Ủy ban điều hành thường tranh luận kịch liệt trong các cuộc họp, khiến các phiên dịch không kịp nghỉ, nguyên nhân chính là Mạnh Hồng Vĩ muốn giữ sự nhất trí giữa Interpol với mục đích của ĐCSTQ.
Mạnh Hồng Vĩ còn thúc đẩy Interpol ủng hộ chính sách ngoại giao “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc, tuy nhiên, thành viên của Ủy ban điều hành cho rằng tổ chức này không nên dính líu đến chính trị.
WSJ còn dẫn lời của một nhân sĩ cho biết, Mạnh Hồng Vĩ đảm nhậm chức Chủ tịch Interpol không phát ra lệnh truy nã đỏ mà phía Trung Quốc cần, do đó, mối quan hệ giữa Mạnh và cao tầng của ĐCSTQ trở nên rất căng thẳng, đồng thời, Mạnh lại biết được nhiều bí mật nội bộ của ĐCSTQ. Chính vì thế, nên Mạnh đã dùng nó để làm đường rút lui cho mình, âm thầm thực hiện kế hoạch chạy trốn định cư ở nước ngoài đầy mạo hiểm. Tuy nhiên, nguyện vọng vẫn chưa đạt được thì đã bị bắt giữ vì “ngã ngựa”.
Ngày 24/4, theo thông tin từ Viện kiểm sát tối cao Trung Quốc, vụ án nguyên Ủy viên đảng ủy Bộ Công an, Thứ trưởng Bộ Công an Mạnh Hồng Vĩ liên quan đến nhận hối lộ, do Ủy ban Giám sát nhà nước Trung Quốc điều tra đã kết thúc, và bàn giao cho cơ quan kiểm sát thẩm tra truy tố. Thông tin cho biết, Mạnh Hồng Vĩ bị bắt vì tội nhận hối lộ.
Theo Trithucvn
Xem thêm: