Tinh Hoa

Tránh những kẻ xảo ngôn, dùng người trung thực và trách nhiệm


Hán Văn Đế được coi là một trong những vị vua nhân từ nhất trong lịch sử Trung Quốc. Thời kỳ trị vì của ông và của con trai ông, Cảnh Đế, thường được biết đến cùng nhau với tên “Hán Cảnh Luật.” Sự cai trị của họ đã được vinh danh vì sự ổn định chung và luật pháp nới lỏng.

Có một câu chuyện về khả năng của Văn Đế tiếp nhận chỉ trích, trong đó ông bỏ qua lỗi lầm và chọn một người ăn nói rõ ràng trong số những người có nhiều khả năng tốt hơn và xuất chúng hơn.

Một lần, Văn Đế thăm một vườn thú quốc gia để quan sát thú vật. Trong khi ông đứng trước một chuồng cọp, ông đã hỏi người gác vườn những câu hỏi về động vật. Người gác vườn không thể có những câu trả lời ngay lập tức. Người trông nom thú ở gần bên và ông ta đã nhanh chóng chiếm cơ hội để trả lời các câu hỏi của Hoàng thượng. Nhà vua rất vui mừng được nghe những câu trả lời, và ông đã hạ lệnh cho Thượng thư Trương Thích Chi, gia phong cho người trông nom thú và thay người quản lý vườn thú.

Trương Thích Chi tâu với Hoàng thượng, “Cả Chu Bột và Trương Tương Như nắm giữ những vị trí quan trọng của triều đình và được nhiều người ngưỡng mộ. Tuy nhiên, không ai trong số họ là những người nói năng hoạt bát. Nếu Hoàng thượng phong chức cho người trông thú chỉ vì anh ta là một người nhanh nhảu mồm miệng và biết cách làm hài lòng bề trên, thì những người khác có thể sẽ làm theo. Mọi người sẽ cố để cải thiện lời ăn tiếng nói và không còn chú tâm đến trí huệ của công việc của họ. Thần xin bệ hạ hay nghĩ đến hậu quả.” Văn Đế nghĩ những lời của Trương Thích Chi là có lý và do đó rút lại mệnh lệnh của mình.

Dường như có một vấn đề vẫn tiếp tục kể từ thời cổ xưa liên quan tới việc tuyển mộ người thích hợp cho một công việc. Người ta thường đánh giá khả năng của một người bằng cách mà anh ta nói, có thể đôi khi là một sai lầm nghiêm trọng. Một số người tận dụng khả năng nói chuyện của họ để làm hài lòng cấp trên. Những người khác cố gắng khám phá những điều mà cấp trên thích và không thích và rồi nói với họ bằng chủ ý để làm hài lòng sở thích cá nhân của chính họ.

Người trông thú là loại người đó. Ông ta đã vượt mặt cả cấp trên của mình và nói với Hoàng thượng bằng tư cách ông chủ. Ông ta đã thể hiện kiến thức của ông ta, và thay vì phải khiêm tốn và lịch sự để giúp cấp trên của ông ta, ông ta gần như là thay thế luôn cả cấp trên. Ông ta đã hành xử không thiện và không biết khi nào thì hạ màn. Trương Thích Chi là người vị tha, tinh tế, công bằng, và không dễ bị lung lạc bởi những người hoạt ngôn. Hoàng thượng đã may mà có Trương bên cạnh, và những nhắc nhở đúng lúc của ông giữ cho Hoàng thượng không bị sa vào sự lừa gạt.

Suốt lịch sử, có nhiều người đã sử dụng những cách thức như thế để kiếm lợi cho bản thân họ, và cũng có nhiều người như thế trong xã hội hiện đại của chúng ta ngày nay. Những người tham dự trong các công việc của chính phủ cũng như những ông chủ nên chú tâm vào vấn đề này. Người ta nên tập trung vào các khả năng của ứng viên và xác định những ai là vị tha và có trách nhiệm, thay vì những kẻ mà bề ngoài chỉ nhằm gây sự chú ý của người khác. Hành xử như thế sẽ giảm thiểu mất mát cho đất nước và công ty.

Trong thế giới ngày nay, có một số ít người sẵn lòng làm việc chăm chỉ cho những người khác, duy trì sự thận trọng trong lời nói của họ, và những người không màng lợi riêng. Nhiều người dùng cảm giác, sự hung hăng, và hăm hở để gây ấn tượng với người khác rằng mình có khả năng, trong khi những đặc điểm này hầu như là kết quả của sự suy đồi các giá trị đạo đức nhân loại. Phù hợp nhất cho những người đó, những người có thể nói đúng từ sai và những người sẽ không thân thiện một cách mù quáng, là với xu hướng suy đồi các tiêu chuẩn đạo đức của xã hội hiện đại. Những người bẩm sinh đã trầm lặng và ổn định không đánh mất phúc phận của họ trên phương diện về thiện mà họ đang có.

Những ai đang nắm giữ những vị trí thấp trong xã hội cũng nên coi trọng đức, có trách nhiệm, thiện từ, và hoàn thành nhiệm vụ của họ. Họ không nên hiển thị những khả năng của họ hoặc nóng nảy. Mỗi người có số phận của riêng họ. Tranh đấu và cãi cọ không tạo ra phúc phận.

Theo minhhue.net