Ngày 8 và ngày 9 tháng 10 năm 2011, Cuộc thi Võ thuật cổ truyền người Hoa toàn cầu lần thứ ba được tổ chức bởi đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) diễn ra tại học viện Baruch của trường đại học City University of New York (CUNY). Cuộc thi đấu quốc tế thu hút nhiều chuyên gia võ thuật từ các loại trường phái võ thuật khác nhau, bao gồm một số trường phái truyền thống mà ít người biết đến. Họ cùng nhau chia sẻ một mục đích phục hưng và hoằng dương võ thuật Trung Hoa truyền thống.
Các thí sinh, ban giám khảo và nhân viên của cuộc thi
Ông Vương Bách Lợi, Huy chương vàng Nhóm Binh khí giành cho nam giới, biểu diễn Đường Lang Ô Long Thương
Cô Triệu Vân, Huy chương bạc Nhóm Binh khí giành cho nữ giới, biểu diễn Thiếu Lâm Phách Quải Đao
Tổng cộng có 72 thí sinh từ 20 trường võ thuật khác nhau ở châu Á, Australia, châu Âu và châu Mỹ tranh tài trong sự kiện này, từ các đại võ sư nổi tiếng, cho đến các võ sinh trẻ tuổi và những người Tây phương say mê võ thuật Trung Hoa. Có ba nhóm trong cuộc tranh tài: Quyền thuật, Nam quyền và Binh khí.
Mười tám võ sư giành giải quán quân sau hai ngày tranh tài quyết liệt. Ông Vương Bách Lợi đến từ Trung Quốc giành huy chương vàng về môn binh khí giành cho nam giới. Ông Wu Gelin đến từ Mỹ giành giải á quân. Cô Triệu Vân đến từ Mỹ giành giải bạc về môn binh khí giành cho nữ giới. Ông Zeng Chenglang đến từ Đài Loan và ông Huang Haofu đến từ Mỹ đồng giải bạc về môn Nam quyền giành cho nam giới. Ông Lý Phái Vân đến từ Mỹ và ông Qing Feng đến từ Trung Quốc đồng giải bạc về môn quyền thuật giành cho nam giới. Mười một thí sinh khác giành giải đồng trong sự kiện này.
Theo ông Lý Hữu Phủ, Trưởng ban giám khảo, chỉ những thí sinh mà biểu diễn võ thuật cổ truyền mới có thể bước vào chung kết vì “đây là một cuộc thi đấu võ thuật cổ truyền” và “chỉ có võ thuật cổ truyền mới đại biểu cho truyền thống Trung Hoa”.
Ban giám khảo: Các cuộc tranh tài toàn cầu của NTDTV chú trọng vào truyền thống và đạo đức
Ông Lý Hữu Phủ nói rằng số lượng các trường võ thuật truyền thống và trình độ của các thí sinh có thể tăng trong vài năm qua, nhưng mục đích của cuộc thi vẫn không thay đổi. Đó là khôi phục văn hóa Trung Hoa và truyền thụ các giá trị truyền thống của Trung Quốc. Ông cảm thấy rằng các thí sinh thực sự trân trọng sứ mệnh khôi phục các giá trị truyền thống của Trung Quốc và một số người còn băng qua đại dương, không phải để tìm kiếm công danh, mà để giúp quảng bá võ thuật chính thống.
Tiêu chuẩn của cuộc thi Võ thuật:
“Tiêu chuẩn để vào vòng chung kết là truyền thống. Chỉ có võ thuật chính thống mới đại biểu cho truyền thống Trung Hoa”. Ông Lý Hữu Phủ nói. “Một số môn quyền thuật có đường cước ngắn, nhưng chúng rất mạnh mẽ và rất có hiệu quả trong khi tấn công kẻ địch. Nhưng võ thuật yêu cầu có sự phát triển toàn diện. Nó đòi hỏi phải phát triển cả về thân lẫn tâm. Nó yêu cầu đề cao đức, cũng như tiến bộ trong võ thuật, nghệ thuật và dưỡng thân. Nó sẽ không thành nếu bạn bỏ qua một khâu. Vì thế mà nó là phi thường toàn diện”.
Tiêu chuẩn được nâng lên
Theo ông Lý Hữu Phủ, có nhiều thí sinh đến từ bốn châu lục khác nhau và tiêu chuẩn đã được nâng lên. Cần thiết phải nâng cao tiêu chuẩn để khôi phục các giá trị truyền thống, văn hóa, các giá trị đạo đức và võ thuật cổ truyền của Trung Quốc, ông nói thêm.
“Võ thuật truyền thống của Trung Quốc đã bị hủy hoại nghiêm trọng ở Trung Quốc trong vài thập kỷ qua. Một vài trường phái võ thuật thậm chí bị tuyệt chủng”. Ông Lý Hữu Phủ nói. “Giữa “Đại nhảy vọt” năm1928 và mười năm Cách mạng Văn hóa, võ thuật Trung Hoa truyền thống bị gán nhãn là một phần của Tứ Cựu hay Bốn điều cổ hủ (bao gồm Phong tục cổ hủ, Văn hóa cổ hủ, Tập quán cổ hủ, và Tư tưởng cổ hủ). Vì vậy, các võ sư đã phải chịu đựng ‘các phiên đấu tố’, một hình thức sỉ nhục công khai và thậm chí hành hình. Người ta tôn sùng các xu hướng mới mẻ. Võ thuật truyền thống trở nên bị mai một. Không có nhiều người ở Trung Quốc hiểu về võ thuật Trung Hoa nữa. Cũng giống như đạo đức, sẽ phải mất một thời gian rất lâu dài để khôi phục lại võ thuật Trung Hoa truyền thống”.
“Chúng tôi tiếp tục có được bước tiến tốt đẹp, nhưng chúng tôi phải nâng cao tiêu chuẩn để khôi phục hoàn toàn đạo đức và võ thuật Trung Hoa truyền thống. Vì vậy, chúng tôi phải nâng cao các tiêu chuẩn khi chúng tôi chấm điểm. Một số thí sinh đã không hài lòng về điểm số, nhưng họ đã thay đổi thái độ khi chúng tôi giải thích nguyên do. Chúng ta cùng nhau làm việc, không phải vì mục đích giành huy chương hay cạnh tranh, mà vì mục đích khôi phục đạo đức và văn hóa Trung Hoa truyền thống”.
Ông Lý Hữu Phủ nói, “Chúng tôi đặt tiêu chuẩn rất cao cho huy chương vàng. Nếu không thí sinh nào đáp ứng tiêu chuẩn huy chương vàng, vậy thì không ai sẽ giành được nó. Chỉ những ai đạt tiêu chuẩn huy chương vàng sẽ nhận được nó”. Yêu cầu về đạo đức giành cho võ thuật là nhằm để ngăn chặn những việc làm xấu và khuyến khích những việc làm tốt
Ông Lý Hữu Phủ nói rằng yêu cầu đạo đức giành cho một môn võ thuật là để ngăn chặn những việc làm xấu và khuyến khích những việc làm tốt. “Nếu một người tin rằng Thiện hữu thiện báo và ác hữu ác báo và người đó có thể ngăn chặn những việc làm xấu và khuyến khích những việc làm tốt, anh ta chắc chắn sẽ giỏi võ thuật và có một sự am hiểu tốt về võ thuật. Anh ta chắc chắn sẽ siêng năng tập luyện và chịu khổ tốt. Võ thuật truyền thống cũng bao gồm tính nghệ thuật và các nguyên lý dưỡng sinh. Một người với đạo đức cao thượng chắc chắn sẽ hiểu được những nội hàm này. Đạo đức là nền tảng của võ thuật. Một người với đạo đức võ thuật cao thượng sẽ tinh thông võ thuật”.
Một vị giám khảo khác, ông Lưu Chính, nói rằng võ đạo có nghĩa là đạo đức thể hiện ở phương diện thực hành võ thuật. “Võ thuật chỉ về hành và đức chỉ về thiện. Nói cách khác, võ đạo nói về việc làm điều tốt và tránh điều xấu. Chữ võ trong tiếng Trung Quốc (武) bao gồm có hai từ gốc — chấm dứt [chỉ] và vũ khí [qua]. Nó có nghĩa là chấm dứt sự xung đột và bạo lực”. Kế thừa võ thuật Trung Hoa truyền thống
Một vị giám khảo khác, ông Dương Long Phi, nói rằng năm nay có nhiều thí sinh mới và họ đã học hỏi được rất nhiều về quyền thuật truyền thống. Ông nói thêm rằng ai giành huy chương vàng cũng không thành vấn đề. Nói cách khác, mỗi người giành được một huy chương vì họ đã thể hiện văn hóa Trung Hoa theo cách của riêng họ.
“Mỗi một thí sinh đều quan trọng vì mỗi một người mang theo trọng trách bảo tồn võ thuật Trung Hoa truyền thống”, ông Dương nói. “Các nguyên lý luyện quyền cước không phải là nói về việc đấm hay đá. Nó đại biểu cho lịch sử và triết học Trung Quốc. Những gì mà họ thể hiện phản ánh nền văn minh cổ xưa của Trung Quốc
Theo các thí sinh: Cuộc thi đấu phục hưng tinh hoa của võ thuật Trung Hoa
“Ô Long Thương thuộc phái Thiếu Lâm”, ông Vương Bách Lợi, huy chương vàng môn binh khí giành cho nam giới nói. Ông cũng là một huấn luyện viên Đường Lang Quyền cấp quốc gia. Ông cho rằng người Trung Quốc phải đi đến tây bán cầu để học võ thuật Trung Hoa chân chính. “Tương lai của võ thuật truyền thống nằm ở bên ngoài Trung Quốc. Không hề có tương lai ở Trung Quốc”, ông nói.
Ông Vương nói mong ước lớn nhất của ông là “hoằng dương võ thuật Trung Hoa ở Hoa Kỳ”. Ông nói thêm, “Hai năm sau tôi sẽ lại đến cùng với các đồ đệ của tôi”.
Ông Lý Phái Vân, một võ sư chuyên nghiệp, giành giải bạc môn quyền thuật giành cho nam giới với Hà Nam tổng hợp Hình Ý Quyền. Truyền thuyết nói rằng Hình Ý Quyền ban đầu được sáng lập bởi Nhạc Phi, một vị tướng nổi tiếng triều Tống. Người đời sau đã dung hợp Thiếu Lâm quyền với nội công tu luyện diễn biến thành Hà Nam tổng hợp Hình Ý Quyền. Các động tác của Hình Ý Quyền mô phỏng theo các tạo hình của các chủng động vật khác nhau. Đó là một thứ quyền pháp cương mãnh được xây dựng với nền tảng nội tu.
Ông Lý Phái Vân nói rằng người luyện võ phải kiên trì có đạo đức. Chỉ khi một người kiên trì thì anh ta mới có thể tiến bộ. Nếu một người đạt được sự tiến bộ cao thâm trong võ thuật, anh ta sẽ thành công trong mọi việc mà anh ta làm.
Ông Lý Phái Vân chia sẻ rằng cảnh giới cao nhất trong võ thuật là khi ông cảm nhận được tâm và thân của mình hợp nhất. Ông cho rằng một người không có tâm thanh tịnh hoặc trong tâm có oán hận có thể đạt được ngoại lực cương mãnh, nhưng tâm thần bất định. Ông nói ông có thể có khả năng nhìn thấu nội tâm từ ngoại diện của người đó.
Công phu thất truyền xuất hiện tại Cuộc thi đấu
Ông Lý Ấu Mẫn, sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ, giành giải ưu tú môn binh khí giành cho nam giới với Huyền Môn Kiếm của phái Võ Đang. Tuy nhiên, ông Lý đã trình diễn đặc điểm kiếm pháp của Huyền Môn Kiếm cho khán giả.
Ông Lý Ấu Mẫn nói rằng tại cuộc thi này ông đã thấy nhiều loại võ thuật của Trung Quốc gần như bị thất truyền. Ông nói thêm rằng một số công phu cực kỳ cao thâm mà ông chỉ có thể thấy những công phu cao thâm như vậy trong điện ảnh võ hiệp thuở xưa. “Tôi rất vui khi đài truyền hình NTDTV tạo cơ hội để mọi người triển hiện võ nghệ của mình. Đây là một cơ hội không chỉ để hoằng dương mà còn để phục hưng tinh túy của võ thuật Trung Hoa”.
Cuộc thi phân biệt võ thuật truyền thống và võ thuật hiện đại
Cô Triệu Vân đến từ Boston, MA là sinh viên đại học năm thứ nhất. Cô giành giải bạc môn Binh khí giành cho nữ giới với phần thể hiện đầy uy vũ chiêu Hồng Gia Thiếu Lâm Phi Quải Đao. Cô bắt đầu tập võ năm 11 tuổi. Cô theo học giáo sư Kevin Chan và Gu Jia Qiang. Cô đã tham gia tranh tài tại nhiều cuộc thi võ thuật và giành được hơn 40 huy chương vàng.
“Nhiều môn võ nghệ truyền thống bị thất truyền tại Trung Quốc và chỉ có thể tìm thấy ở bên ngoài Trung Quốc. Là một người Trung Quốc, tôi có trách nhiệm kế thừa và phát huy văn hóa truyền thống Trung Quốc”, cô Triệu nói. Cô nói thêm rằng trong cuộc thi này cô nhận ra được sự khác biệt giữa võ thuật truyền thống và võ thuật hiện đại. Cô ý thức được rằng một vài động tác của mình là võ thuật hiện đại và quyết tâm sửa chúng. “Khi tôi trở về nhà, tôi phải nhờ sư phụ trợ giúp tôi coi xét từng động tác và loại bỏ tất cả động tác võ thuật hiện đại”.
Khán giả tán dương võ thuật truyền thống
Ông Chu Minh, nguyên là người ở miền bắc Trung Quốc, nói rằng hiếm thấy văn hóa truyền thống Trung Quốc ở Trung Quốc. Ông đã học hỏi được nhiều về võ thuật Trung Quốc từ cuộc thi, chẳng hạn như nguyên lai và đặc điểm của các môn phái quyền pháp khác nhau. Ông nhận thấy đây là một cơ hội hiếm có để tìm hiểu về căn nguyên của văn hóa truyền thống Trung Quốc.
Sau khi xem quảng cáo online, anh Peter Chang và bạn đã đi cả một quãng đường từ Philidelphia để đến xem cuộc thi đấu. Ông nội và cha của anh Peter đều luyện võ thuật Trung Quốc và anh cũng luyện võ thuật Trung Quốc được 33 năm. Anh rất thích cuộc thi này và nói đó là cuộc thi võ thuật hạng nhất mà anh từng xem. “Đây là một cuộc thi rất hấp dẫn, không giống như bất kỳ cuộc thi nào mà tôi đã từng xem”.
Theo minhhuenet