8 giai đoạn của Mặt Trời trước khi chết
9 năm trước
Mặt Trời cũng phải tuân theo quy luật tự nhiên, không thể tồn tại vĩnh viễn. Nhưng trước khi điều đó xảy ra, Mặt Trời thay đổi thế nào? Quy trình đấy sẽ diễn ra trong bao lâu?
Khoảng 1 tỉ năm sau, Mặt Trời sẽ bắt đầu thay đổi. Khí hydro trong lõi sẽ hết dần, nhiệt độ sẽ tăng lên. Do đó, bề mặt của nó sẽ sáng hơn và gây tác động lớn tới Trái đất. Nhiệt độ bề mặt Trái đất khi đó sẽ vào khoảng 75 độ C. Các đại dương sẽ bốc hơi, Trái đất thành một thảo nguyên không sự sống.
Khi Mặt Trời dùng hết khí hydro để tạo năng lượng, nó sẽ dần biến thành một hành tinh đầy khí Heli. Và vì thế, nó bắt đầu bị phá hủy. Lõi Mặt Trời trở nên nóng hơn. Kích thước của hành tinh này tăng gấp rưỡi và chúng sẽ sáng gấp 2 lần bây giờ. Nó tiếp tục quá trình này trong vòng 700 triệu năm, sau đó giảm nhiệt dần. Khi đó, đứng từ Trái đất nhìn lên, Mặt Trời trong giống như 1 quả bóng màu cam, treo lơ lửng trong bầu trời nhiều mây mù.
Khoảng 1,2 tỉ năm sau, Mặt Trời mất ¼ trọng lượng và nó sẽ thay đổi quỹ đạo quay của mình: sao Kim sẽ quay vào đúng quỹ đạo của Trái đất và Trái đất thì bị “bắn” đi xa hơn.
Cuối cùng, Mặt Trời bị biến thành một hành tinh đỏ, lớn hơn kích thước bây giờ khoảng 166 lần. Sao Kim và sao Hỏa sẽ sáng hơn. Trên Trái đất, núi sẽ bị “nung chảy”, hình thành nên rất nhiều dòng nham thạch lớn. Mặt Trời sẽ bao phủ nửa bầu trời.
Dù các hành tinh trong hệ Mặt Trời có thể sẽ bị diệt vong nhưng sự sống ở những hành tinh xa xôi lại có thể được nảy sinh. Chẳng hạn, sự sống trên hành tinh Europa, mặt trăng của sao Mộc.
Khi Mặt Trời đạt tới kích thước cực đại, nhiệt độ lõi của nó lên tới 100 triệu độ C, và quá trình tổng hợp Heli sẽ diễn ra. Hạt nhân của Heli sẽ nhanh chóng bị phá vỡ, giải phóng rất nhiều năng lượng. Khi đó, Mặt Trời lại dần thu nhỏ kích thước. Quá trình này diễn ra trong khoảng 100 triệu năm tiếp theo. Kết quả của quá trình phản ứng sẽ tạo ra những chất mới: oxy và carbon. Khi những chất này trong nhân đủ lớn, Mặt Trời lại phình to ra gấp 2. Sau đó, chúng lại biến trở lại thành hành tinh Heli, carbon và oxy bị phân hủy nhưng năng lượng thì vẫn đủ để nó tiếp tục… chết.
Mặt Trời tiếp tục phình to khi khí Heli và hydro không còn. Nó sẽ lớn gấp 180 lần hiện tại và sáng hơn 1.000 lần. Một lượng lớn vật chất sẽ bị “ném” vào vũ trụ và ½ trọng lượng của nó sẽ mất. Khi đó, các hành tinh trong hệ Mặt Trời chỉ còn là “ký ức”.
Lõi là khí oxy và carbon, được bao quanh bởi một lớp khí Heli dày khiến Mặt Trời không ổn định. Nó lại bắt đầu phản ứng, sau mỗi phản ứng Mặt Trời lại mất đi một chút trọng lượng. Quá trình này diễn ra đến khi nó chỉ còn trơ lại nhân, có kích thước tương tự Trái đất. Nhân Mặt Trời dần nguội đi và biến thành một hành tinh lùn.
Theo KhoaHocTV