Không có người phụ nữ nào trong lịch sử Trung Quốc đáng ngưỡng mộ hơn Hoa Mộc Lan, người được xem như là một hiện thân của lòng trung thành và hiếu thảo.
Chuyện ngày xưa kể về việc Mộc Lan tòng quân ra trận thay cho cha già là một trong những truyền thuyết đáng trân quý nhất của Trung Hoa, và được in trong mọi sách giáo khoa Trung Quốc. Câu chuyện này cũng trở nên khá nổi tiếng bên ngoài Trung Quốc nhờ vào một bộ phim hoạt hình của hãng Disney truyền bá về vị anh thư trứ danh của đất Trung Hoa này.
Hoa Mộc Lan ra trận, tranh sơn dầu trên lụa. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Mộc Lan là một nhân vật có thật. Cô là con gái nhà họ Hoa. Được sinh ra và lớn lên tại một ngôi làng nhỏ ở vùng nông thôn miền bắc Trung Quốc, Mộc Lan sống vào thời nhà Tùy từ năm 581 đến 618. Tuy nhiên có một vài ghi chép cho rằng cô sống vào khoảng giữa năm 386 đến năm 534 trong triều đại Bắc Ngụy. Tuy rằng ngày tháng còn có nhiều tranh luận nhưng câu chuyện về cô thì lại rõ ràng.
Cha của Mộc Lan là một người lính và nuôi dạy cô như con trai. Cô không chỉ học dệt vải và thêu thùa từ mẹ cô mà còn được luyện tập võ thuật, cưỡi ngựa, bắn cung, và đấu kiếm với cha cô. Thời gian rảnh, cô thích đọc những cuốn cẩm nang chiến lược quân sự của cha mình.
Hình ảnh trong vở kịch Hoa Mộc Lan của đoàn nghệ thuật Thần Vận
Vào thời đó, các bộ lạc du mục phía Bắc thường tràn xuống quấy rối vùng đất phía Nam, cướp bóc và giết bất cứ ai chúng gặp trên đường, thậm chí cả phụ nữ và trẻ em. Do đó, hoàng đế đã ban chiếu chỉ thành lập một đạo quân và thực hiện chế độ quân dịch khắp cả nước để dẹp giặc dọc theo biên giới phía Bắc. Theo chiếu chỉ đó, tất cả thanh niên trai tráng kể cả người cha già ốm yếu của Mộc Lan đều cần phải đăng ký.
Khi Mộc Lan nghĩ về việc cha mình sắp ra trận, cô biết ông có thể sẽ hy sinh, và hy sinh một cách vô ích. Nhưng nếu ông ấy tránh nghĩa vụ, ông sẽ mang nỗi nhục là không yêu nước. Em trai của Mộc Lan vẫn còn quá nhỏ chưa thể tòng quân, vì vậy Mộc Lan quyết định cái trang thành một người đàn ông, và thay thế vị trí của cha cô trong đoàn quân.
Lúc đầu, cha mẹ của Mộc Lan không đồng ý với kế hoạch của cô, nhưng Mộc Lan vẫn kiên quyết. Lợi ích quốc gia đang bị đe dọa, và lòng trung thành với đất nước được xem trọng hơn lòng hiếu thảo.
Khi Mộc Lan lên ngựa đến biên giới, gia đình tiễn cô ở vùng ngoại ô ngôi làng của họ. Để danh tính thật không bị phát hiện, Mộc Lan đã phải rất cẩn thận ở mọi thời điểm. Ban ngày cô luôn cẩn thận để không bao giờ bị bỏ lại phía sau đội quân của mình, ban đêm cô vẫn mặc quần áo mà ngủ. Mộc Lan tập luyện rất vất vả, gạt bỏ đi nữ tính và những nhu cầu của nữ nhi, do đó không ai nghi ngờ về giới tính của cô. Suốt 12 năm trường Mộc Lan phục vụ trong quân đội và nhận được nhiều danh hiệu.
Hình ảnh trong vở kịch Hoa Mộc Lan của đoàn nghệ thuật Thần Vận
Sau khi chiến tranh kết thúc, hoàng đế muốn ban thưởng cho cô một quan tước, nhưng cô đã từ chối và chỉ xin một con ngựa tốt để trở về quê nhà đoàn tụ với gia đình. Thỉnh cầu của cô được đáp ứng, và hoàng đế còn gửi một tùy tùng hộ tống cô về nhà.
Bố mẹ cô vui mừng khôn xiết khi biết tin con gái họ trở về, và đã đi thật xa để đón cô. Nhưng khi nhìn thấy một vị tướng quân uy nghi cưỡi ngựa về phía mình, họ đã không nhận ra chính người con gái của mình mà họ hằng mong đợi bấy lâu.
Hình ảnh trong vở kịch Hoa Mộc Lan của đoàn nghệ thuật Thần Vận
Hình ảnh trong vở kịch Hoa Mộc Lan của đoàn nghệ thuật Thần Vận
Em trai Mộc Lan chuẩn bị một bữa tiệc lớn để mừng cô trở về. Sau khi vị tướng quân đã tắm rửa thay xiêm y của phụ nữ, đoàn tùy tùng của Mộc Lan vô cùng sửng sốt, bởi vì chiến binh bất bại chiến đấu bên cạnh họ trong suốt 12 năm qua hóa ra là một người phụ nữ.
Tác giả: Teresa Shen và Gisela Sommer
Nguồn: The Epoch Times/Tin 180
Lời BBT : Nếu các bạn muốn nhận đĩa Thần Vận miễn phí để xem tiết mục trên xin hãy liên hệ linhtrung86 (nick yahoo)