Hãy ghi nhớ triết lý này trong đầu nếu lần sau bạn cũng nghe theo hoặc định lặp lại một tin đồn.
Trong thời Hy Lạp cổ đại (469-399 TCN), Socrates được ca ngợi một cách rộng rãi bởi trí tuệ của ông.
Một ngày triết gia vĩ đại tình cờ gặp một người quen, người đó tiến thẳng tới ông một cách phấn khởi và nói, “Socrates, ông có biết tôi mới nghe về một trong những học trò của ông không?”
“Chờ một lát,” Socrates đáp lại. “Trước khi ông bảo tôi, tôi muốn ông phải vượt qua một bài kiểm tra nhỏ. Nó được gọi là bài Kiểm tra về Ba điều.”
“Ba điều hả?”
“Đúng thế,” Socrates tiếp tục, “Trước khi ông nói với tôi về học trò của tôi, hãy dành một lát để kiểm tra điều mà ông đang định nói.”
“Bài kiểm tra đầu tiên là Sự thật. Ông có hoàn toàn bảo đảm rằng điều ông dự định kể cho tôi là sự thật?”
“Không,” người đàn ông đáp lại, “Tôi chỉ nghe nói về nó.”
“Được rồi,” Socrates bảo. “Thế là ông không thật sự biết liệu nó đúng hay sai.”
“Giờ hãy thử bài kiểm tra thứ hai – Kiểm tra về Lòng tốt. Cái mà ông định kể cho tôi về học trò của tôi là điều tốt phải không?”
“Không, trái lại.”
“Vậy thì,” Socrates hỏi, “Ông muốn kể cho tôi cái gì đó xấu về học trò của tôi, thậm chí ông không chắc là nó có thật phải không?”
Người đàn ông nhún vai, với một chút xấu hổ.
Socrates tiếp tục, “Nhưng ông có thể vẫn qua, bởi vì còn có một bài kiểm tra thứ ba – sàng lọc về Lợi ích. Điều mà ông muốn kể cho tôi nghe về học trò của tôi sẽ hữu ích cho tôi không?”
“Không, không thật sự.”
“Được rồi,” Socrates kết luận, “Nếu điều mà ông muốn kể cho tôi không Thật, không Tốt mà cũng không Lợi, rốt cuộc tại sao lại kể nó cho tôi?”
Người đàn ông cảm thấy bị đánh bại và xấu hổ.
Đây là một ví dụ cho thấy tại sao Socrates là một nhà hiền triết vĩ đại và được coi trọng như thế.