Tinh Hoa

Câu chuyện về lịch sử ra đời và phát triển của giấy

Có bao giờ bạn tự hỏi “giấy” bắt đầu từ đâu? Lịch sử và tiến trình phát triển của giấy như thế nào? Hoặc bạn có thể cũng đã nắm bắt được, nhưng hôm nay có lẽ chúng ta cần xem lại để giữ gìn những giá trị rất có thể sẽ bị thay thế bởi cuộc sống công nghệ hiện đại.

Và bạn có biết từ “giấy” (paper) mà ta thường gọi chính là một bật mí quan trọng về nguồn gốc của nó.

Chữ “giấy”(paper) bắt nguồn từ chữ “giấy cói”(papyrus) một loại giấy được người Ai Cập cổ đại sử dụng để viết chữ.

Giấy cói thuở sơ khai không được đẹp như giấy ngày nay ta vẫn thấy nhưng nó chính là một người anh em của giấy. Giấy cói được làm từ lau sậy- có mặt dọc theo 2 bờ sông Nile.

Những trang giấy cói từ Ai Cập cổ

Phiến hình nêm của người Sumer

Bản viết ra đời sớm nhất của người Sumer có niên đại khoảng năm ngàn năm trước với tên gọi là “hình nêm”.

Người Sumerian dùng một cây thật nhọn để khắc chữ lên đất sét. Việc viết lách trở nên rất kỳ công và khó khăn. Đã vậy những bản viết đó còn rất nặng và cũng thật dễ vỡ vụn.

Ở Anh, Druids có một hình thức viết chữ khác được gọi là “ogham” bằng cách khắc chữ vào đá hoặc gỗ.

Vào thời ấy việc viết điều gì đó để chia sẻ thông tin với nhau là việc không dễ dàng gì, có lẽ chúng ta cũng không hình dung nỗi được điều đó và mọi thứ bây giờ quá thuận tiện.

 

Đá Ogham ở Ballintaggart

Những phát minh liên quan đến giấy

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy loại giấy được nhân loại sử dụng từ lâu đời nhất. Nó được làm từ vải ở ngành công nghiệp dệt may sớm nhất ở Trung Quốc khoảng từ thế kỷ thứ nhất hay thứ 2 SCN.

Không ai biết  người phát minh tên gì nhưng vào thời ấy phát minh đó quả rất được thịnh hành. Nó là những tấm vải sáng màu, trơn mịn và có thể viết mực nước. Ngoài ra nó còn được bảo quản rất tiện lợi bằng cách gấp hoặc cuộn một cách gọn nhẹ. Thật là bất ngờ, nó không chỉ viết chữ rất tốt mà còn vận chuyển rất dễ dàng qua mọi nẻo đường- vốn là điều không thể với bản viết bằng đá và đất sét. Vậy nên phát minh ra giấy là một phát minh rất quan trọng.

Thực sự chúng ta có thể nói đây là một cuộc “cách mạng về giấy”

Cách làm ra giấy của người Trung Hoa xưa

Việc dùng giấy trở nên phổ biến

Vào thế kỷ thứ V SCN, giấy được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản – không chỉ dùng để viết mà còn dùng để trang trí tường nhà và làm nên các tác phẩm thẩm mỹ như tranh vẽ và hoa giấy.

Nghệ thuật origami là loại hình nghệ thuật gấp giấy thành động vật, hoa và người, được phát minh tại Nhật Bản vào thời gian này.

Việc sử dụng giấy lan truyền nhanh chóng đến khắp mọi nơi trên thế giới.

Ở Châu Á và Trung Đông, chất lượng giấy được cải thiện hơn bằng cách phủ vải vụn vào tinh bột. Chính điều này đã giúp cho  bề mặt  giấy trơn mướt hơn và thật dễ dàng để viết.

Sự phát triển của giấy

Các kỹ thuật dùng cho công nghiệp và sản xuất giấy, phát triển đáng kể ở Châu Âu từ thế kỷ XIII về sau.

Một bước ngoặt rất quan trọng là việc sử dụng bánh xe nước để cung cấp năng lượng cho quá trình sản xuất giấy. Các nhà máy nhỏ nhưng hoạt động hiệu quả và được gọi là “nhà máy giấy”(paper mills).

Một bánh xe nước cung cấp năng lượng cho nhà máy giấy, còn được gọi là ‘Papetterie’.

Ở Tây Ban Nha và Ý, các nhà máy giấy có thể tạo ra giấy chất lượng cao trong thời gian ngắn. Điều  này giúp việc mua và tiêu dùng giấy trở nên thuận tiện hơn.

Sau này, giấy da và giấy cói dù vẫn được sử dụng nhưng đã trở thành một thứ thuộc về quá khứ.

Johannes Gutenberg, sự in ấn và tiền giấy

Máy in cơ khí đầu tiên được Jahannes Gutenberg phát minh vào năm 1450. Ông là một người thợ kim hoàn Đức.

Jahannes Gutenberg 

Ông đã nỗ lực rất nhiều để cho ra đời các tác phẩm in ấn. Phát minh của Gutenberg là một phát minh tuyệt vời khiến ngành công nghiệp sách báo có được sự phát triển vượt bậc.

Về sau việc in chữ trở nên phát triển và lan tỏa nhanh chóng dẫn đến thời kỳ phục hưng ở Châu Âu – Một giai đoạn lịch sử huy hoàng giúp nhân loại thăng hoa lên về học vấn, khoa học và nghệ thuật.

Vào năm 1694, Những ghi chép về ngân hàng tiền giấy đầu tiên được in – ngay cả  tiền bạc, một đồng bạc, vàng hoặc đồng, thời bấy giờ đều làm bằng giấy.

Nhà máy sản xuất giấy hiện đại

Giấy được làm bằng vải dệt cho tới tận thế kỷ XIX, cho đến khi xuất hiện tình trạng thiếu bông.

Giấy dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người từ ngân hàng cao sang cho tới nhà vệ sinh bé nhỏ do đó cần phải tìm kiếm một loại vật liệu mới để làm giấy.

 Bên trong nhà máy giấy Hovilanhaara

Một trong những thí nghiệm đầu tiên được thực hiện với rơm nhưng kết quả cho ra một sản phẩm chất lượng rất kém.

 
Cuối cùng con người cũng phát hiện ra một loại bột gỗ có thể làm ra một loại giấy tuyệt vời gọi là giấy hiện đại.

Giấy hiện đại được sản xuất từ bột gỗ trong các nhà máy được cơ giới hóa cao.

Công nghệ sản xuất giấy hiện đại tiêu tốn rất nhiều năng lượng và nước, chí phí cho chúng chiếm đến 20% chi phí sản xuất.

Giấy và môi trường – Phát triển rừng bền vững

Người ta thấy rằng làm giấy tiêu tốn quá nhiều năng lượng, nước và tất nhiên có cả cây xanh, thế nên vấn đề môi trường trong sản xuất giấy cần được lưu tâm.

Trên toàn thế giới, số lượng giấy được làm từ vật liệu tái chế chiếm khoảng 30% tổng sản lượng. Trong đo vương quốc Anh là một trong các nhà lãnh đạo thế giới về tái chế giấy, nơi mà 70% tất cả các giấy sản xuất được làm từ giấy tái chế.

Giấy có thể tái chế lên tới 7 lần trước khi các sợi trở nên quá mỏng

Công nghệ sản xuất giấy hiện đại cũng sử dụng loại rơm ngũ cốc trộn cùng hỗn hợp để làm giảm lượng tổng cellulose sử dụng

Nhiều khu rừng đang thiết lập quản lý trên cơ sở ’bền vững’. Điều này có nghĩa là mỗi cây bị đốn hạ, người ta sẽ trồng 2 hoặc nhiều cây. Tìm kiếm và phát triển các loại cây phát triển nhanh và cho ra loại giấy tốt nhất, chẳng hạn như cây vân sam và cây thông rụng lá.

Ngày càng có nhiều khu rừng với những cây không bao giờ bị đốn hạ hết. Với loại đó người ta dùng phương pháp thu hoạch gọi là ’coppicing’. Phương pháp này đơn giản là chỉ cắt đi một số nhánh cây, qua đó cho phép cây nhanh chóng phát triển trở lại.

 

Hình minh họa về “coppicing”.

Một chuyến hành trình về quá khứ và hiện tại của giấy, hy vọng các bạn có thể hiểu hơn về thế giới giấy và trân trọng hơn những gì chúng ta đang có.

Thiên Lý@bocau.net 
Theo Hubpage