Xưa nay người ta vẫn tưởng rằng ánh sáng mặt trời ắt hẳn đã kích hoạt một số cơ chế nào đó ở hoa hướng dương, cho phép loài hoa này dõi theo mặt trời từ lúc mọc đến khi lặn. Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây, hoa hướng dương sở dĩ có “hành vi” này là nhờ vào cơ chế đồng hồ sinh họcchứ không hoàn toàn xoay theo ánh sáng như quan niệm trước đây.
Hai nhà sinh học thực vật Hagop Atamian và Stacey Harmer thuộc Đại học California ở Davis (Mỹ) chính là những người phát hiện ra cơ chế đồng hồ sinh học này . Để đi đến kết luận, hai chuyên gia đã thực hịên những một số cuộc thí nghiệm. Cụ thể, họ đã tiến hành chuyển hoa mọc tự nhiên trên đồng vào các phòng kín luôn được chiếu sáng bằng ánh đèn nhân tạo. Kết quả thu được cho thấy hoa trồng trong phòng vẫn tiếp tục di chuyển như thể đang hướng về phía mặt trời từ hướng Đông sang Tây.
Cũng thuộc vấn đề này, một nhà khoa học khác là Atamian cho rằng hoa hướng dương xoay được là do một bên của cuống hoa đã phát triển nhanh hơn bên còn lại. Điều đó có nghĩa là nếu phần bên phía Tây phát triển nhanh sẽ khiến hoa ngã về hướng Đông. Được biết, một số cây nông nghiệp khác như đậu tương, bông và cỏ linh lăng cũng có tính năng tương tự như hoa hướng dương. Do đó các nhà sinh vật học đã tiến hành những nghiên cứu trên nhằm mục đích thúc đẩy năng suất cây trồng.
Tổng hợp Tinhte, Nature,Youtube