Tinh Hoa

Nguyên nhân và ứng xử của các nước trong vấn đề tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc (Bản đồ tương tác)

Biển Đông không chỉ là một trong những tuyến đường thương mại quan trọng nhất thế giới với lượng dầu thô trung chuyển chiếm 1/3 tổng lượng dầu thô toàn cầu, mà còn là cửa ngõ giao thương giữa các nước vốn phần lớn đều có nền kinh tế năng động nhất thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia và Philippines.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào với trữ lượng lớn về dầu mỏ và khí đốt cùng ngư trường trù phú, biển Đông trở thành khu vực mà nhiều nước ‘nhòm ngó’. Phần lớn vùng hải phận của các nước này chồng chéo lên nhau.

Hiện nay, những tuyên bố chủ quyền trên Biển của các nước ngày càng trở nên cứng nhắc. Riêng Trung Quốc, những tuyên bố họ đưa ra ngày càng trắng trợn. Không chỉ phô trương sức mạnh quân sự ở cả biển Đông và Hoa Nam, cho xây dựng các công trình trên vùng biển tranh chấp, mà mới đây, vào ngày 25/6, Trung Quốc còn cho công bố tấm bản đồ lãnh thổ có 10 đoạn lưỡi bò với tham vọng nuốt trọn biển Đông.

Một số nước trong khu vực đã phản ứng bằng cách gia tăng tuần tra trên Biển. Việt Nam và Philippines đã xảy ra một số vụ xung  đột với Trung Quốc. Tuy nhiên, cả hai nước đều lép vế trước lực lượng vũ trang của Trung Quốc.

Trong khi tranh chấp ở Biển Đông chủ yếu là do vấn đề về kinh thế thì tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản chủ yếu là do vấn đề về chính trị. Mâu thuẫn về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư (người Nhật gọi là Senkaku) đã kích động lòng yêu nước dẫn đến nhiều vụ đụng độ giữa hai phía.

Chính quyền Obama muốn thiết lập lại vị thế của mình trong khu vực nên đã gia tăng hiện diện quân sự cũng như cam kết hỗ trợ các quốc gia đồng minh là Nhật và Philippines trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công. Hoa Kỳ luôn tôn trọng các hiệp ước với đồng minh để bảo vệ và chống lại Trung Quốc.

Theo Đại Kỷ Nguyên