“Con đường ngắn nhất để biến thế giới trở nên thanh khiết hơn là giữ được tấm lòng lương thiện. Sẽ có một biến đổi to lớn nếu ai ai cũng nhận ra được điều này”.
Tác động của tư duy đến nước không hề nhỏ, trong khi đó nước lại là thành phần chủ đạo trong cơ thể. Chúng ta hãy cùng xem qua các nghiên cứu và những ghi chép lịch sử để hiểu hơn về điều này.
Nghiên cứu của Tiến sĩ Masaru Emoto về tinh thể băng dán nhãn “Yêu” và “Ghét”
Thí nghiệm nổi tiếng nhất về tác động của năng lực tư duy của con người đối với nước được khơi nguồn bởi Tiến Sĩ Masaru Emoto, chủ tịch Học viện Hội Hado Quốc tế (IHM), tại Tokyo Nhật Bản, những năm 1990.
Ông cho mẫu nước tiếp xúc với các kích thích cảm xúc khác nhau, sau đó làm lạnh đông chúng và nhận thấy rằng khi nước tiếp xúc với các ý định tích cực của con người thì tinh thể rất đẹp, ngược lại thì tinh thể trở nên méo mó và xấu xí.
Thí nghiệm tương tự cũng được thực hiện trên gạo trong thời gian 30 ngày, sau đó quan sát mức độ mốc và sâu bệnh. Kết quả thu được là gạo khi tiếp xúc với tư duy tích cực thì thời gian hư hỏng kéo dài hơn so với mẫu tiếp xúc với tư duy tiêu cực và mẫu bị bỏ mặc. Qua đó cho thấy, sự bỏ bê và thờ ơ gây tác động hủy hoại rõ rệt.
Một số nhà khoa học chỉ trích rằng thí nghiệm này không được kiểm soát chặt chẽ và khó lặp lại. TS Lý Xuân Băng bình luận trong một bài phỏng vấn với trang web Chánh Kiến vào năm 2002: “Mặc dù không có cái nhìn của một người trong cuộc trong những thí nghiệm này, tôi nghĩ rằng các hoạt động tinh thần của nhóm nghiên cứu có thể ảnh hưởng đến kết quả của mỗi thí nghiệm. Vì nước được khám phá là nhạy cảm với các tư tưởng, nó đương nhiên cũng nhạy cảm với tư tưởng của các nhà nghiên cứu. Tôi tin rằng các nhà nghiên cứu cần giữ một tư tưởng tĩnh lặng để tránh ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm theo mong muốn của họ”.
Tờ ghi chú đặt trên bình chứa nước với nội dung: “Mày thật đáng kinh tởm. Tao sẽ giết mày!” Và tinh thể nước hình thành tương ứng. (Ảnh do TS Masuru Emoto cung cấp).
Ảnh này được chụp sau khi dùng ghi chú với chữ “Tình yêu” và “Biết ơn”. (Ảnh do TS Masuru Emoto cung cấp).
Nước máy với tinh thể hình thành lúc đầu (hình trái). Sau khi 500 người gửi các suy nghĩ tích cực đến mẫu nước máy này thì tinh thể được hình thành (hình phải). (Ảnh do TS Masuru Emoto cung cấp).
Dean Radin lặp lại công trình nghiên cứu của Emoto
Tiến sĩ Dean Radin, làm việc với Emoto để lặp lại nghiên cứu ban đầu. Sau đó họ cho đăng nghiên cứu trên Tạp chí Khám phá Khoa học (Journal of Scientific Exploration) vào năm 2008 với tựa: “Ảnh hưởng của mong muốn có chủ đích lên việc hình thành tinh thể nước: Nghiên cứu tái lập triple-blind” (“Effects of Distant Intention on Water Crystal Formation: A Triple-Blind Replication.”)
[Ghi chú của biên tập viên Việt ngữ: triple-blind là một phương pháp tiến hành thí nghiệm mà trong đó đối tượng chọn thí nghiệm, người tiến hành thí nghiệm và người đánh giá thí nghiệm đều không được biết trong số các lượt thí nghiệm, lượt nào là tiến hành thực sự, lượt nào là không]
Radin là nhà khoa học hàng đầu tại Viện Khoa học Noetic (Institute of Noetic Sciences – IONS), ông đã từng giữ một số vị trí ở Đại học Princeton và vài học viện giáo dục khác.
Sau đây là một số cách thức nghiên cứu của ông:
– 1900 người Úc và Đức hướng các chủ ý tốt của họ về phía chai nước. Căn phòng chứa chai nước sẽ được che chắn điện từ.
– Nhân tố bất ngờ được thêm vào thí nghiệm để kiểm soát chủ ý của người nghiên cứu thao tác với chai nước. Ví dụ, các nhà nghiên cứu sẽ không biết có một chai nước đối chứng đặt cạnh chai nước đánh giá mà chỉ biết là nó được đặt rất xa.
– Vẻ đẹp của tinh thể nước thu được đánh giá bởi 2500 người tham gia độc lập, hoàn toàn không biết điều kiện xử lý.
– Người tham gia đánh giá được yêu cầu phân biệt giữa “đẹp” và “thú vị” khi mô tả đặc điểm của tinh thể.
– Nước trong thí nghiệm được lấy ngẫu nhiên.
– Phương pháp đo lường bị bỏ qua trong thí nghiệm trước đã được áp dụng trong thí nghiệm này.
– Các mẫu đối chứng được đặt gần các mẫu đánh giá để khắc phục sự khác biệt về môi trường.
– Đĩa petri được đặt ở các vị trí ngẫu nhiên trong tủ lạnh, sai biệt không đáng kể về nhiệt độ.
– Mẫu đối chứng ba mù để kiểm soát định kiến của thợ chụp, người đánh giá và người phân tích dữ liệu.
– Các nhà nghiên cứu bày tỏ hy vọng trong việc kiểm soát chặt chẽ hơn chủ ý của người làm nghiên cứu.
Tiến sĩ William Tiller cho rằng chủ ý của con người có thể thay đổi độ pH.
Giáo sư của Đại học Stanford Emeritus William A. Tiller đăng trên website của ông rằng ông và đội của ông “đã có thể liên tục lặp lại việc thay đổi pH của nước, gần như chỉ bằng chủ ý mà không cần thêm bất cứ hóa chất nào”.
Ông viết: “Chúng tôi đã lặp lại nghiên cứu thay đổi pH của nước này tại nhiều nơi trên thế giới. Kết quả thu được không hề sai khác!”
Jane Simmons đánh giá tác động của nước nhận được chủ ý tốt trong việc trồng lúa mì
Hạt lúa mì phát triển trên đĩa petri. (Thinkstock)
Trong luận án tiến sĩ thần học của mình trình lên hội đồng bảo vệ tốt nghiệp Trường Đại học Holos, Jane Simmons đã nghiên cứu về các tác động nhất định của thực hành tu tâm lên nước.
Đối tượng thử nghiệm là 8 người thực hành Giao thoa tâm cảm (Heart-Generated Coherence – HGC) sử dụng kỹ thuật Toán tâm (HeartMath).
– Cô đặt vài mẫu nước gần những người thực hành HGC trong khi họ luyện tập mà không hề biết đến sự hiện diện của nó. Các mẫu nước khác thì người thực hành tiếp xúc trực tiếp và hướng các suy nghĩ tích cực vào nó. Mẫu đối chứng được để cách xa khỏi người luyện tập và tránh bất kể các tác động có chủ ý nào.
– Cô sử dụng nước để nuôi dưỡng các hạt lúa mì và quan sát xem sự sinh trưởng của hạt có phụ thuộc vào sự khác nhau của các mẫu nước hay không.
– Cô không quan sát được sự khác biệt đáng kể trong suốt 16 tuần tăng trưởng của hạt trong thí nghiệm. Tuy nhiên, thời gian quan sát lâu hơn thì kết quả thu được khá quan trọng, tăng trưởng lúa mì sử dụng mẫu nước đối chứng có phần kém hơn.
– Mặc dù nghiên cứu của cô không chứng minh được tác động của ý thức con người lên nước, nhưng theo cô vẫn cần phải có những thí nghiệm chuyên sâu hơn. Cô cũng đưa ra cách thức tốt hơn để kiểm soát các thí nghiệm trong tương lai. Các yếu tố có thể ảnh hưởng lên kết quả nghiên cứu, bao gồm:
– Nhóm thực vật đối chứng có thể đã nhận được ánh sáng ít hơn so với nhóm mẫu đánh giá.
– Trạng thái tinh thần và sự tập trung của các học viên lẫn của cô có thể ảnh hưởng đến kết quả. Khi trả lời các câu hỏi khảo sát, một số học viên bộc lộ sự thiếu tin tưởng vào tác động của kỹ thuật HeartMath lên nước. Một số khác thì cho rằng, tình trạng cuộc sống của họ vướng vào các mức độ căng thẳng khác nhau.
Quan niệm Trung Hoa truyền thống
Tiến sĩ Vật lý Trình Lạc Già đã trao đổi với Chánh Kiến rằng: “Trong truyền thống Trung Hoa, con người rất am hiểu về nước, ví như để sắc thuốc thì cũng phải chọn nguồn nước cẩn thận. Trong bài thuốc A Giao cổ truyền, thì chỉ có nước của giếng A tại thôn A của tỉnh Sơn Đông mới hữu dụng”. Nước để pha trà cũng phải được chọn dùng. Một số loại trà phải dùng đến một nguồn nước suối nhất định, một số khác phải pha bằng sương đọng nơi lá sen, có loại phải được pha cùng tuyết tan từ hoa mai, còn có loại chỉ thể hiện cái tinh hoa khi pha với nước từ một khúc sông hoặc dòng sông đặc thù. “Nếu chúng ta luôn giữ được cái tâm thiện lương thì cơ thể sẽ luôn thanh khiết, từ đó mà có được sắc đẹp và sức khỏe. Nếu chúng ta luôn giữ được cái tâm thiện lương thì chúng ta sẽ có khả năng thanh lọc môi trường và những người xung quanh. Cái tâm thiện lương có thể cải biến mọi thứ trên thế giới này. Mọi thứ bỗng trở nên rõ ràng trong các thí nghiệm về tinh thể nước của Tiến sĩ Emoto. Con đường ngắn nhất để biến thế giới trở nên thanh khiết hơn là giữ được tấm lòng lương thiện. Sẽ có một biến đổi to lớn nếu ai ai cũng nhận ra được điều này”.
Người Trung Quốc có câu: “Thủy vi tâm chi kính” (nước chính là tấm gương phản chiếu tâm hồn).
Theo Đại Kỷ Nguyên