Tinh Hoa

Kính Trời hiểu mệnh theo Đạo mà đi

Người xưa cung kính thuận theo Thiên ý, đưa ra “Thôi thiên đạo dĩ minh nhân sự” (Kính đạo trời tất hiểu sự đời), là chỉ thông qua thăm dò suy diễn vũ trụ và quy luật biến hóa vận động của tự nhiên, từ đó giúp con người thấu hiểu sự phát triển của xã hội và quy luật biến hóa sinh tồn của sinh mệnh, thấu hiểu đạo lý làm người, đạt đến “Dữ Thiên Địa hợp kỳ đức” (Hòa hợp đạo đức của bản thân cùng trời đất), khiến hành vi của mình tuyệt không xa rời chính đạo.

 


Người hiền đức trong tâm đong đầy sự thành thật và bình thản được thần may mắn tương trợ

Thời cổ đại thiết lập tư tinh quan, khâm thiên giám, bói quan .v.v…, xem thời giờ, rất nhiều chuyện thông qua dự đoán và xem bói mà có thể biết trước cát hung họa phúc. Sau đây là nhà xem bói thời Tây Hán Ti Mã Quý Chủ đàm luận một ít đạo lý liên quan đến Tuân Thiên Lý, Minh Nhân Sự (theo ý trời, hiểu sự đời).

Tống Trung và Cổ Nghị bái kiến Ti Mã Quý Chủ

Theo <Sử Ký> ghi lại: “Ti Mã Quý Chủ, lương y tài đức, du học ở Trường An, tinh thông <Kinh Dịch>, thuật Hoàng Đế, Lão Tử, uyên bác nhìn xa.” Một lần, lương y Tống Trung và tiến sĩ Cổ Nghị cùng nhau đi bái kiến Ti Mã Quý Chủ, muốn nghe cách nhìn của ông về sự đời.

Ti Mã Quý Chủ đang cùng ba học trò nghiên cứu Thiên Địa, Nhật Nguyệt, Âm Dương, họa phúc ..v..v…Bọn họ nhìn thấy Tống Trung và Cổ Nghị đi vào, lễ phép thỉnh mời hai người ngồi. Ti Mã Quý Chủ nói tới quỹ tích vận hành của trời đất, mặt trời mặt trăng và các ngôi sao, cũng chỉ ra quan hệ với đạo nghĩa của nhân loại, trần thuật điềm báo cát hung, nói rất nhiều, đều có trật tự thông suốt. Tống Trung, Cổ Nghị ngồi ngay ngắn ở một bên, cung kính, nghiêm túc lắng nghe.

Ti Mã Quý Chủ nói: “Thầy bói thời bây giờ, trên tất làm theo đạo lý của trời đất, dưới tất lấy biến hóa của bốn mùa, phối hợp với nguyên tắc đạo nghĩa của nhân loại, phân sách rùa định tên quẻ, rồi sau mới có thể nói rõ lợi hại trong trời đất và cát hung thành bại của mọi việc. Trước kia, Tiên Vương lập quốc tất phải trước dùng sách quy định ngày tháng, sau mới bàn đến thay trời thống trị, tất nhiên trước phải xem bói cát hung mới làm việc. Theo Phục Hy đặt ra bát quái, Chu Văn Vương diễn biến thành 384 hào rồi sau đó thiên hạ có thể đại trị.

Người làm nghề thầy bói, phải quét dọn sạch sẽ, sau mới lập chỗ ngồi, mũ đai lưng đoan chính, sau mới đàm luận sự tình, đó là biểu hiện có lễ nghi; tinh tế xem xét đạo lý thiên tượng và vạn tượng nơi thế gian, để giúp người ta nhìn thấy đức hiếu sinh của thiên thượng, khiến người đời tôn kính trời đất, Thần minh; kẻ bề tôi trung thành vì thế mà phụng dưỡng kẻ bề trên, con hiếu thảo vì thế mà nuôi dưỡng cha mẹ, cha mẹ vì thế mà chăm sóc con, đó là biểu hiện có đức; giáo hóa dẫn đạo người lạc lối trở về lương thiện và chính đạo, khiến bao tai họa có thể miễn trừ, người bị bệnh vì thế mà được chữa lành, người chết có thể hồi sinh, hoạn nạn có thể tránh khỏi, tiền đồ tốt đẹp bởi thế mà thành, đây là thiện hóa người khác.”

Người hiền đức trong tâm đong đầy sự thành thật và bình thản, không thẹn với lương tâm

Ti Mã Quý Chủ lại giảng: “Tất cả hành vi của người quân tử, đều là dùng ngôn từ ngay thẳng để khuyêncan, người ấy tán dương người khác, cũng không mong được hồi báo từ ai; thiện ý chỉ ra khuyết điểm của họ, trong tâm đong đầy sự thành thật và bình thản, hết thảy đều đặt lợi ích quốc gia và dân chúng làm trọng. Vì vậy là một người tài thật sự, cho người đó một chức quan không phải sở trường của người đó, người đó không nhận; cho người đó bổng lộc mà không tương xứng với công sức người đó bỏ ra, người đó không cầm; được quan không thích, mất quan không buồn, mấu chốt là nằm ở không thẹn với tâm.

Mà những tiểu nhân giúp nhau trèo cao trong quyền thế, chỉ biết lợi dụng chức quan mà uy hiếp, lợi dụng pháp lệnh làm công cụ cho tư lợi, bài xích chính nhân quân tử, bóc lộc dân chúng, truy cầu tư lợi không từ thủ đoạn, là người khiến người khác căm thù đến tận xương tủy. Trộm cướp phát sinh mà không thể nghĩ cách cấm, man di (ý nói về người phía nam Trung Quốc là thô bạo) không phục cũng không thể cảm hóa thu phục, gian tà cao hứng không thể ngăn, ảnh hưởng bước tiến của bậc Thánh nhân chân chính; hầu hết tai nạn thường thường là vì đạo đức sa đọa mà tạo thành.”

Tống Trung và Cổ Nghị nghe xong lời này của Ti Mã Quý Chủ, khâm phục, nói: “Thật là đạo cao có thể an dân, thế cao có thể giải nguy vậy! Làm người, chính là muốn học tập, làm theo Thiên Đạo, trở thành một chính nhân quân tử đường đường chính chính, không nên trở thành tiểu nhân nịnh nọt.”

Người có đức được thần may mắn tương trợ

Đông Lăng Hầu sau khi nhà Tần mất bị phế thành bình dân; một lần, ông đến nhờ Ti Mã Quý Chủ xem bói, Ti Mã Quý Chủ nói: “Ngài muốn xem bói về chuyện gì vậy?” Đông Lăng Hầu nói: “Ta nghe nói khi phiền não đến cùng cực sẽ được khai thông, khi oi bức quá đáng thì gió sẽ bắt đầu thổi, bế tắc quá lâu sẽ được lưu thông. Một đông một xuân tầm đó, sẽ không luôn bị che khuất mà không xuất hiện; sự việc có thăng hoa tất có chỗ lụi tàn, không thể có đi mà không đến. Nhưng ta đối với điều này còn có chỗ không hiểu, nguyện ý nghe ngài chỉ giáo.” Ti Mã Quý Chủ nói: “Đã như vậy, nghĩa là ngài đã hiểu, cần gì phải xem bói đây?” Đông Lăng Hầu nói: “Ta có cảm giác, cảm thấy chưa thấu hiểu đạo lý thâm ảo bên trong, chỉ mong ngài có thể giúp ta giảng rõ đạo lý.”

Lúc này Ti Mã Quý Chủ mới nói: “Đạo trời sẽ gần gũi với người nào nhất đây? Chính là người có đức. Chỉ có người có đức làm theo thiên thời, thuận ý dân, mới có thể được thần may mắn tương trợ, [Tự Thiên hữu chi, cát vô bất lợi] (Đạo trời tự có lý do, đã là may mắn thì sẽ không bất lợi), cho nên, một đêm một ngày, hoa tàn hoa nở; đông đi xuân đến, vạn vật tàn lụi và khôi phục. Cần biết nơi có nước chảy xiết trên dòng sông, tất có hồ sâu tĩnh lặng, phía dưới ngọn núi cao, tất có vực sâu. Nhân quả tuần hoàn, sự tình trên đời đều có định số. Chỉ cần tu dưỡng đạo đức, lễ nghi tốt đẹp sẽ tự đến.”

Người Trung Quốc từ xưa đến nay tuân thủ thiên nhân hợp nhất, tin tưởng sự thay đổi thiên tượng trực tiếp đối ứng với sự tình thế gian, hiểu rõ chân lý thiện ác có báo, sẽ hết lòng nâng cao tiêu chuẩn đạo đức của chính mình.

Theo Vietdaikynguyen