(Thinkstock)
Bạn nghĩ rằng khoa học hiện đại có thể hiểu và quan sát rõ ràng phương thức hoạt động 5 giác quan của con người, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa thể chắc chắn chính xác mũi của chúng ta phát hiện ra mùi bằng cách nào.
Giả thiết phổ biến cho rằng các phân tử mùi với nhiều hình dạng khác nhau sẽ như những mảnh ghép vừa khít với các thụ cảm thể (receptor) trong mũi. Theo mô hình này hình dạng các phân tử mùi khác nhau sẽ phù hợp với hình dạng của những thụ cảm thể khác nhau trong mũi. Vài năm trước đây đã có một số nhà khoa học đã nghi ngờ mô hình này, tuy nhiên một giả tuyết khác dựa trên cơ học lượng tử đã được đông đảo giới khoa học chấp nhận.
Số lượng rất lớn các mùi khác nhau mà chúng ta có khả năng cảm nhận được, đã khiến các nhà khoa học phải đặt câu hỏi rằng, liệu chúng ta thực sự có những thụ thể riêng biệt đối với các loại phân tử mùi khác nhau hay không. Theo thuyết lượng tử, khứu giác hoạt động dựa trên sự tăng dao động năng lượng (energy vibration) từ các phân tử mùi nhiều hơn là nhờ vào hình dạng của các phân tử.
Nếu giả thuyết này đúng, nó có ý nghĩa rất lớn bên cạnh việc hiểu rõ cơ chế tại sao thực phẩm hư lại có mùi hôi thối hay tại sao cà phê lại có mùi vị tốt. Điều này có thể góp phần mở rộng kiến thức về phương thức tác động của dao động năng lượng (energy vibration) lên cơ thể người. Nó có thể giúp các nhà khoa học tạo nên một chiếc mũi cơ học để có thể “ngửi” các vũ khí sinh học.
Một nghiên cứu năm 2010 trên ruồi cho thấy rằng mode dao động (vibration mode) của các electron trong phân tử mùi có ảnh hưởng lớn hơn so với hình dạng của phân tử đó đối với nhận thức về hương thơm ở ruồi.
Các nhà nghiên cứu, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Khoa – Y Sinh Học Alexander Fleming Hy Lạp, đã cho những con ruồi tiếp xúc với 2 loại phân tử mùi giống nhau về hình dạng nhưng khác nhau về các tính chất khác. Và những con ruồi có thể phân biệt được chúng, điều đó cho thấy chúng không chỉ cảm nhận mùi dựa trên hình dạng của phân tử.
Hơn nữa, nghiên cứu trên những con ruồi được huấn luyện tránh xa các hợp của chất hi-đrô nặng, cho thấy chúng có “ác cảm” với một phân tử không liên quan tới hợp chất đấy nhưng có mode dao động nằm trong cùng khoảng năng lượng với hợp chất của hi-đrô nặng.
Ý tưởng này vẫn còn gây tranh cãi, nhưng theo BBC đưa tin năm 2011, các nhà khoa học trong cuộc gặp tại Hội Vật Lý của Mỹ ở Dallas thuộc tiểu bang Taxas, đã ngày càng quan tâm nhiều hơn đến thuyết này.
Tiến sĩ Andrew Horsfield đến từ trường Đại học Hoàng gia London, là người nghiên cứu phương thức tiếp nhận của cơ quan khứu giác theo lý thuyết lượng tử này, ông nói với BBC tại thời điểm đó như sau: “Vẫn còn có nhiều điều cần làm sáng tỏ, nhưng quan điểm phản bác lại ý tưởng này có thể thực sự không còn trụ vững được lâu nữa.”