Nếu Vu Khống trả lời câu hỏi của hoàng đế một cách chính xác thì ông sẽ nói: “tre xanh” và “tre vàng”, hai từ này trong tiếng Trung phát âm nghe gần giống như “loại bỏ nhà Thanh” và “lật đổ hoàng đế”. Và thế là hoàng đế sẽ có cớ để khép ông vào tội chết. (ajari/Flickr)
Vu khống có nghĩa là nói những lời phê phán, và cũng giống như tên mình, vị thầy tu thông thái Vu Khống thích bày tỏ ý kiến của mình về các sự kiện đang xảy ra, và lên án bất cứ điều gì và bất cứ ai mà ông muốn. Vu Khống là một thầy tu tại chùa Tịnh Từ ở vùng núi Nam Bình, phía nam tỉnh Chiết Giang. Mọi người thích đến và nghe ông nói vì ông nói rất có tình có lý và đưa ra những bình luận rất thú vị.
Hoàng đế Càn Long nhà Thanh cải trang thành một học giả đến chùa Tịnh Từ với hy vọng gặp được thầy tu Vu Khống. Khi hoàng đế đến chùa, Vu Khống đang mặc một tấm áo choàng rách rưới với nhiều miếng vá.
Hoàng đế nói: “Tôi nghe nói ông là một thầy tu đức độ. Vậy sao lại mặc áo choàng rách rưới thế này?”
Vu Khống mỉm cười trả lời: “Tôi đã từng mặc quần áo lộng lẫy khi còn trẻ, nhưng những chú chó hoang đã cắn xé chúng nên tôi trở nên rách rưới thế này. Mặc dù quần áo xấu xí nhưng tâm hồn tôi đẹp đẽ, không giống như đám quan lại kia, dường như chỉ đẹp đẽ bề ngoài còn bên trong thì xấu xí”.
Như bị tạt một gáo nước lạnh, lời bình luận đó đã làm hoàng đế ngầm nổi giận. Ông nghĩ: “Vị thầy tu này quả là không hổ danh! Mình phải tìm cớ loại trừ đi”.
Khi hoàng đế đi theo Vu Khống vào chùa, ông để ý thấy có một người đang chẻ tre đan giỏ. Hoàng đế nhặt một mẩu tre lên, đưa mặt xanh về phía Vu Khống và hỏi: “Thưa thầy, đây là cái gì?”
Vu Khống trả lời: “Vỏ tre”. Hoàng đế lật thanh tre và đưa mặt trắng về phía Vu Khống hỏi “Vậy đây là cái gì?”, Vu Khống trả lời: “Đó là ruột tre”. Hoàng đế cười châm biếm: “Thật là một cách gọi thú vị”.
Vu Khống trả lời: “Vị khách quý của tôi ơi, thời gian khiến mọi thứ thay đổi. Tất nhiên những tên gọi cũng không nằm ngoài quy luật đó”.
Hoàng đế im lặng và ỉu xìu như chiếc lốp xì hơi
Thời đó, ở Trung Quốc người ta rất câu nệ câu chữ. Từ ngữ bị tách ra khỏi bối cảnh và nếu người dân viết hoặc nói những từ bóng gió hoặc phát âm gần giống với những từ như lật đổ thì sẽ bị bắt giam và xử tử.
Nếu trả lời câu hỏi của Hoàng đế một cách chính xác thì ông sẽ phải nói: “tre xanh” và “tre vàng”, phát âm hai từ này trong tiếng Trung gần giống với từ “lật đổ nhà Thanh” và “lật đổ hoàng đế”. Và thế là hoàng đế sẽ có cớ để khép Vu Khống vào tội chết.
Sau khi bái lạy đức Phật trong chánh điện, vua Càn Long theo chân Vu Khống vào bếp. Ông nhìn quanh và thấy giỏ giá đỗ. Một chú chó đi vào, giơ chân lên và tè vào đám giá đỗ. Hoàng đế hỏi: “Sư phụ, theo ý ông thì đám giá đỗ bây giờ có được gọi là sạch sẽ không?” Vu Khống trả lời: “Chúng đã nảy mầm và mọc lên từ nước, vậy tất nhiên là chúng sạch sẽ rồi”.
Hoàng đế khinh khỉnh nói: “Có một chú chó đã tè vào chúng, làm sao có thể nói chúng sạch sẽ được?”
Vu Khống cười lớn: “Các cụ có câu: sạch sẽ vô hình, yên tĩnh vô thanh. Giả sử nếu ông không nhìn thấy điều đó thì nó là sạch sẽ! Chẳng hạn, ngày qua ngày một người bị mọi người lên án và nguyền rủa nhưng anh ta chỉ cần vờ như là không nghe thấy. Kết quả là, anh ta không hổ thẹn mà tuyên bố rằng anh ta là một thánh nhân!”
Hoàng đế Càn Long nổi giận khi nghe nh