Thành ngữ “Lão ngưu để độc” được dùng để miêu tả tình yêu của cha mẹ đối với con cái, dựa vào một mẫu chuyện về Dương Bưu, được trích trong “Hậu Hán Thư” do Phạm Diệp biên soạn vào thời Lưu Tống Nam Triều.
Vào cuối thời kỳ Đông Hán, trong các nhân sỹ phò trợ Tào Tháo có một vị chủ bộ tên là Dương Tiêu, là người cực kỳ thông minh mẫn tiệp, đã rất nhiều lần hiểu thấu tâm tư của Tào. Tào Tháo lại là một người vốn rất đa nghi, đối với tài năng của Dương Tu thì vô cùng nghi kị và e sợ xảy ra điều bất lợi cho cá nhân ông ta. Thế là Tào Tháo đã tìm cớ để trừ khử Dương Tu.
Phụ thân của Dương Tu là Dương Bưu, khi nghe tin con mình bị Tào Tháo sát hại thì vô cùng bi thống, nhưng nghĩ mình thân cô thế cô nên chỉ biết khóc trong lòng.
Ngày kia, Tào Tháo bắt gặp Dương Bưu thì ân cần thăm hỏi: “Sao tiên sinh gầy guộc xanh xao thế này?”
Dương Bưu đáp lời: “Nhớ khi xưa cận thần của Hán Vũ Đế là Kim Nhật Trích, vì để diệt trừ hậu hoạn nên đã tự mình sát hại hai người con trai. Tôi nay tự thấy mình phẩm hạnh không được như Kim Nhật Trích, ngày đêm vẫn cứ thương tiếc con trai mình. Thật đúng là ‘lão ngưu để độc’, cứ mãi thói trâu mẹ liếm trâu con, mới trở nên gầy guộc thế này.”
Tào Tháo nghe mấy lời này mà trong lòng tự thấy hổ thẹn.
Về sau “Lão ngưu để độc” đã trở thành một thành ngữ miêu tả tình yêu sâu đậm của cha mẹ đối với con cái.
Dịch Việt ngữ bởi: Nam Hoàng
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.