Sự khác biệt chủ yếu giữa Trung y và Tây y là Trung y bắt nguồn từ văn hoá truyền thống trong khi Tây y là một ngành khoa học thực nghiệm hiện đại.
Trong xã hội bị chi phối bởi y học phương Tây ngày nay, người ta có xu hướng nghi ngờ hiệu quả của y học Trung Quốc. Ngay cả ở Trung Quốc ngày nay, người ta vẫn thường bàn cãi về tác dụng của y học Trung Quốc. Thực tế, trong 5.000 năm qua, người Trung Quốc đã dựa vào Trung y để chữa bệnh và phòng bệnh. Do đó, Trung y đã góp phần vào sự tăng trưởng dân số trong suốt lịch sử.
Trong số hơn 300 loại thuốc chữa bệnh truyền thống trên toàn thế giới, Trung y ngày càng trở nên phổ biến. Hiệu quả của Trung y có thể nhận thấy thông qua việc ngày càng nhiều người trên thế giới chọn Trung y để nghiên cứu.
Trước hết, y học Trung Quốc là một tập hợp những kỹ năng thực hành đối với tất cả các loại bệnh, từ cảm lạnh thông thường cho đến những bệnh nghiêm trọng hơn như khối u hay bệnh tim. Nhiều người Trung Quốc dùng những kỹ năng này trong cuộc sống hàng ngày. Giáo sư He Yumin thuộc Viện y học cổ truyền Trung Quốc tại Thượng Hải cho biết: “Hãy lấy ung thư tuyến tuỵ làm ví dụ, theo chuẩn đoán của quốc tế thì người bệnh chỉ có thể sống được từ 4 đến 6 tháng. Tuy nhiên, 20 trong số 100 bệnh nhân ở Thượng Hải theo sự chạy chữa của chúng tôi đã sống từ 3 đến 5 năm. Hầu hết trong số họ không đủ sức khoẻ để phẫu thuật hoặc hoá trị và xạ trị”.
Dân gian có câu châm biếm rằng: “Điều trị theo Tây y thì biết chết vì bệnh gì, điều trị theo Trung y thì không biết nhờ đâu mà khỏi bệnh”.
Tây y tập trung vào việc loại bỏ trực tiếp các triệu chứng của bệnh, chẳng hạn “đau đầu chữa đầu, đau chân chữa chân”. Tuy nhiên, Trung y nhấn mạnh vào việc phân tích biện chứng cơ thể con người một cách tổng thể gồm một tập hợp các hệ thống liên kết và liên hệ với nhau. Vì vậy, cách tiếp cận toàn diện vốn có trong Trung y cho thấy tiềm năng rất lớn trong việc điều trị các bệnh phức tạp hơn như ung thư, AIDS và bệnh Alzheimer (chứng bệnh mất trí nhớ).
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa tình trạng “sức khỏe dưới mức” là trạng thái ở giữa khoẻ mạnh và bị bệnh khi tất cả các chỉ số xét nghiệm lý hoá là âm tính, nhưng con người cảm thấy khó chịu và thậm chí là đau nhức. Y học phương Tây bó tay trong việc xử lý tình trạng mắc bệnh chưa bùng phát như thế này. Nhưng y học Trung Quốc cho thấy sức mạnh trong việc giải quyết các vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn thông qua kiểm tra toàn diện cơ thể và phân tích từ gốc rễ các triệu chứng.
Tây y thông thường không công nhận sự tồn tại của kinh mạch hay các kênh năng lượng trong cơ thể con người bởi giải phẫu y học không thể chứng minh được điều đó. Với camera đặc biệt trong máy chụp hào quang được phát triển vào năm 1939 mà không cần dùng đến phim hay nhũ tương, các bức ảnh cho thấy “hào quang sinh học của cơ thể” có thể được chụp dưới ánh đèn flash giữa các điện cực. Một bức ảnh như vậy đã được chụp bởi một nhóm các nhà khoa học tại đại học bang Kirov và cho thấy nhiều khu vực ánh sáng rực rỡ khắp cơ thể tương ứng với các huyệt vị.
Với người Trung Quốc, coi trọng y học Trung Quốc cũng là một khía cạnh văn hoá, vì nó là biểu hiện của văn hoá truyền thống của Trung Quốc trong lĩnh vực sức khoẻ con người. Y học phương Tây theo quan điểm “thấy mới tin”. Y học Trung Quốc tuân theo nguyên tắc Âm Dương và triết lý tương sinh tương khắc. Trung y tin vào sự tồn tại của các kênh năng lượng và huyệt vị mặc dù họ không thể thấy chúng bằng mắt thường.
Hơn nữa, truyền thống Trung Quốc cho rằng bất kỳ thứ gì trong vũ trụ này đều bao gồm vật chất và tinh thần. Hai mặt đó kết hợp với nhau tạo thành một thể hoàn chỉnh.
Chẳng hạn, khi một người bị cảm lạnh, Tây y sẽ nói rằng là do bị nhiễm vi rút nhưng Trung y cho rằng đó là do sự mất cân bằng Âm Dương dẫn đến sự bế tắc các kênh năng lượng. Tây y giống như những chiến binh trong trò chơi máy tính chống lại siêu vi rút ở tiền tuyến. Trong khi đó, Trung y giống như nhân vật ở sau hậu trường tiêu diệt vi rút bằng bàn tay vô hình.
Y học Trung Quốc đích thực bắt nguồn từ văn hoá thần truyền Trung Hoa, thật buồn khi phải thừa nhận rằng bản chất của y học Trung Quốc đã biến mất. Những gì được truyền lại cho đến ngày nay chỉ đơn thuần là những bài thuốc với các liều lượng cụ thể. Ở Trung Quốc, các sinh viên y khoa được dạy về Tây y, nhưng không được dạy những tinh hoa và đặc điểm của nền văn hóa riêng của chính mình.
Tác giả: Wang Jingwen
Dịch từ: http://www.theepochtimes.com/n2/health/an-important-difference-between-chinese-and-western-medicine-55986-print.html
Theo Theepochtimes