Tinh Hoa

Thiên Nhạc Cụ: Cây Đàn Tỳ Bà

Nếu như bạn có thể tưởng tượng về một cảnh giới cao hơn, một nơi mà những tiên nữ sống tự do tự tại…có thể bạn sẽ khám phá ra nguyên lai của đàn tỳ bà hay đàn luýt của Trung Quốc. Người ta tin rằng đàn tỳ bà là một nhạc cụ thần thánh mà các vị thần dùng để truyền cấp cho nhân loại tính thiên chân và thuần khiết.

Trong tiết mục “Tiên nhạc”, diễn viên Cindy Liu
(Lưu Tâm Di) của Shen Yun Performing Arts
sử dụng đàn Tỳ bà để khắc họa cảnh một tiên
nữ đang múa. Tiết mục này đã giúp cô Liu đoạt
giải nhất tại Cuộc thi Múa Trung Quốc Cổ điển
Toàn cầu năm 2010 của đài truyền hình Tân
Đường Nhân.

Quan niệm truyền thống của Trung Quốc về “văn hóa thần truyền” cho rằng nền văn minh phong phú của Trung Quốc là do thần truyền xuống. Văn tự tiếng Trung, y dược, nông nghiệp, tơ lụa, và nhạc khí đều được coi là do các vị thần truyền cấp cho.

Người ta nói bản thân cấu trúc của cây đàn tỳ bà có kết nối với trời và đất, cũng như khả năng mang thính giả tới những cảnh giới cao hơn. Cuốn “Phong tục thông” của triều đại Đông Hán giải thích, “Đàn tỳ bà cao ba thước năm tấc”, đại biểu cho “tam tài tức thiên, địa, nhân, và ngũ hành; bốn dây đại biểu cho bốn mùa”.

Cái tên “pipa/tỳ bà” trong tiếng Trung Quốc quả thực do hai chữ “tỳ” (Pi/琵) và “” (Pa/琶) tạo thành. Hai chữ này là các phương pháp đánh đàn của người Trung Quốc cổ—“pi” là dùng tay phải gẩy dây đàn về phía trước, và “pa” là gẩy ngược lại. Và vì vậy mà thuật ngữ “pipa” thường được dùng trong tiếng Trung để miêu tả hai phương pháp gẩy đàn khác nhau. 

Một cây đàn tỳ bà độc nhất vô nhị ở chính giữa dàn nhạc Shen Yun Performing Arts kết nối các thiên giới và các điệu múa truyền thống trên sân khấu với “thiên, địa, và nhân” hợp thành một thể. 

Hãy lắng nghe và quan sát kỹ cây đàn tỳ bà trong buổi diễn Shen Yun sắp tới của bạn; âm thanh xao động lòng người của nó có thể đưa bạn đến chốn tiên giới cổ xưa đầy mỹ lệ.



Khúc Tì bà độc tấu:Khoái nhạc (
快乐) Pipa Music – Joyful


Theo 
shenyunperformingarts.org