Chào mừng đến với chương trình “Góc nhìn Trung Quốc”, tôi là Ben.
Mọi người đều biết tôi rất quan tâm đến nền văn hóa truyền thống Trung Hoa. Thời còn ở đại học, tôi đặc biệt yêu thích những bài học liên quan đến Khổng Tử.
Mọi người đều biết tôi rất quan tâm đến nền văn hóa truyền thống Trung Hoa. Thời còn ở đại học, tôi đặc biệt yêu thích những bài học liên quan đến Khổng Tử.
Hơn hai nghìn năm nay, xã hội Trung Quốc chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của tư tưởng Nho gia, người làm quan thời phong kiến Trung Quốc đều lấy ngũ thường là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín và lòng Trung làm nguyên tắc sống.
Đáng tiếc là sau năm 1949, tư tưởng Nho gia và quan niệm đạo đức truyền thống bị ĐCS Trung Quốc đả kích, phá hoại Hiện nay tư tưởng Nho gia không chỉ được bảo lưu một cách khá hoàn chỉnh tại Đài Loan, mà tại các quốc gia khác ở châu Á cũng có nhiều người lấy đó làm nguyên tắc sống.
Gần đây tôi đã đến thăm một học giả như vậy. Đây là một học giả người Hàn Quốc, ông Kim Chính Khuê. Ông đã viết một cuốn sách mang tên Đại đồng. Tôi cũng đến thăm giáo sư Trương Thiên Lượng — một bình luận viên thời sự ở Đài Loan – đồng thời cũng là giám đốc chương trình “Mạn đàm tin tức”. Chúng tôi đã mời ông đưa ra một vài quan điểm về vấn đề này.
Trước tiên, ông Kim cho rằng tư tưởng coi trọng đạo đức của Nho gia có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề hiện nay của người Trung Quốc, chẳng hạn như vấn đề quan chức tham nhũng.
“Câu thúc đạo đức là một khái niệm của Nho gia, nghĩa là cho dù không có ai giám sát bạn thì tự bản thân bạn vẫn phải làm cho tốt.”
“Tư tưởng của Nho gia có rất nhiều nguyên lý cơ bản về đạo đức, chẳng hạn như câu: ‘Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác’. Những tư tưởng như vậy thời đại nào cũng đều đúng đắn.”
Mặt khác, ĐCS Trung Quốc đã trở thành kẻ tàn phá nền văn hóa truyền thống, liệu họ thực sự có thể phục hồi nền văn hóa, hay khiến cho các quan chức coi trọng đạo đức, học tập tư tưởng Nho gia hay không?
Cá nhân tôi rất thích triết học và lý luận chính trị truyền thống của Trung Hoa, tôi hoàn toàn không đồng ý với khẩu hiệu của ĐCS Trung Quốc như “Đả toái cựu thế giới, sáng lập tân thế giới”.
“Tư tưởng phương Tây và Nho gia không giống nhau, bất cứ khi nào có những vấn đề xã hội, phương Tây chủ yếu thông qua các thay đổi về chế độ để giải quyết nó: Sửa đổi hệ thống pháp luật; Cải biến cơ chế thưởng phạt; Và con người sẽ phải thích ứng với chúng.”
“Phương thức của Nho gia không giống như vậy, Nho gia nhấn mạnh đạo đức, phẩm cách của người lãnh đạo. Một người có đạo đức cao thượng có thể quản lý xã hội, cải biến xã hội. Người đó không chỉ cần có ngôn từ lập luận chính xác mà còn phải là tấm gương mẫu mực cho mọi người, làm thức tỉnh thiện niệm của mọi người dân trong xã hội.”
Cuối cùng, mời mọi người cùng tham khảo một câu nói của ông Kim: “Tươn
g lai của Trung Quốc không chỉ có liên quan đến người Trung Quốc, tương lai của Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến toàn nhân loại.”
Câu nói này nhất định sẽ khiến nhiều người phải suy nghĩ. Có điều Trung Quốc ngày nay mặc dù có một thị trường lớn và năng lực sản xuất khổng lồ, nhưng ấn tượng về Trung Quốc vẫn là vấn đề nhân quyền tồi tệ, quan chức chính phủ tham nhũng, bạo lực, và thực phẩm độc hại… Mọi người đều sợ chứ không còn là kính trọng hay yêu thích Trung Quốc nữa. So với hình mẫu con người trọng lễ nghĩa thời Trung Quốc cổ đại quả là khác hẳn.
Facebook: https://www.facebook.com/NtdVietnamese
Subscribe for Laowaikanzhongguo:http://youtube.com/subscription_cente…
For more news and videos visit ☛https://www.youtube.com/user/Laowaika…
Add Ben on Facebook ☛ https://www.facebook.com/benhedgesntd
Theo NTD Tiếng Việt