Tinh Hoa

Sợi chỉ đỏ đưa các cặp uyên ương đến với nhau dù xa cách nghìn dặm

 

Cổ nhân tin tưởng cuộc đời của một người đã được định sẵn. Họ biết rằng mọi chuyện sớm có định số. Vì thế họ hiếm khi tranh đấu, do không muốn tích nghiệp. Trong tiếng Trung, “Nguyệt lão” có nghĩa là “người mai mối” và câu tục ngữ “Sợi chỉ đỏ đưa các cặp uyên ương đến với nhau dù xa cách nghìn dặm” có nghĩa là hôn nhân đôi lứa đã được định sẵn. Dưới đây là một câu chuyện về nguồn gốc của thuật ngữ trên.

Vi Cổ sống ở Đốc Lâm. Song thân mất sớm khi anh còn nhỏ. Anh muốn lập gia đình sớm. Song nhiều lần cầu hôn đều bị từ chối. Vào năm Trinh Quán thứ hai dưới triều vua Đường Thái Tông, trên đường đi vãng cảnh đến Thanh Hà, anh ở lại một lữ điếm ở vùng phía nam Tống thành (Hàng Châu). Một lữ khách kể với anh ta về một thiếu nữ, con gái của một viên quan lại ở Thanh Hà tên là Phiên Phương. Anh được mời đến gặp gia đình họ Phiên ở trước cổng Long Hình tự, phía tây của lữ điếm vào sáng hôm sau.

Sáng sớm tinh mơ hôm sau, Vi Cổ hăm hở chạy vội đến ngôi chùa. Trăng sáng vẫn treo trên cao khi anh đến. Có một ông lão ngồi trên bậc thềm, dựa lưng vào cái túi và đọc một cuốn sách dưới ánh trăng. Vi Cổ liếc nhìn cuốn sách nhưng không thể đọc được chữ trong đó. Nên anh hỏi ông lão, “Ông đang đọc loại sách gì vậy? Từ lúc còn trẻ tôi đã học nhiều ngôn ngữ khác nhâu, cả chữ Phạn Ấn Độ. Nhưng, tôi phải thừa nhận rằng mình chưa từng gặp qua loại ngôn ngữ viết trong cuốn sách sách này. Ông có thể cho tôi biết điều gì về nó không?” Ông lão mỉm cười và nói, “Đây không phải là một cuốn sách viết bởi con người. Làm sao mà anh có thể đọc được nó chứ? Nghe vậy, Vi Cổ hỏi, “Xin hãy nói cho tôi biết cuốn sách này bắt nguồn từ đâu” Ông lão nói, “Nó đến từ “cõi U Minh”. Vi Cổ liền hỏi “Tại sao một người từ “cõi U Minh” lại ở đây?. Ông lão trả lời, “Anh đến nơi quá sớm chứ. Không phải là ta không nên có mặt ở đây. Tất cả những người quản lý ở Cõi Âm đều quản lý mọi thứ ở Dương gian, hay còn gọi là nhân gian. Tại sao ta lại không nên đến đây?”

Vi Cổ hỏi “Hãy cho tôi biết ông phụ trách việc gì?” Ông lão đáp lại, “hôn nhân của con người”. Vi Cổ liền phấn chấn và nói, “Cha mẹ tôi mất khi tôi còn trẻ. Do đó tôi muốn kết hôn sớm vì tôi không muốn gia đình mình tuyệt tự. Tuy nhiên, tất cả lời cầu hôn của tôi trong hơn mười năm qua đều bị từ chối. Có người kể với tôi về con gái của quan Phiên. Ông có nghĩ rằng cô ta sẽ lấy tôi không? Ông lão trả lời, “Không, cô ấy sẽ không trở thành vợ của anh. Người phụ nữ mà anh sẽ lấy hiện giờ chỉ mới ba tuổi. Cô ta sẽ lấy anh vào năm 17 tuổi” Vi Cổ hỏi, “Thứ gì ở trong túi của ông vậy?” Ông lão nói, “Chỉ đỏ dùng để buộc chân của các cặp đôi lại với nhau. Một khi họ được định sẵn là sẽ kết hôn, tôi sẽ buộc chân của họ bằng sợi chỉ đỏ này. Cho dù hai người đó là kẻ thù, giàu có, hay xa cách ngàn dặm, thì chừng nào sợi chỉ đỏ được buộc, họ sẽ thành vợ chồng. Khi chân của anh được buộc với cô ta, thì việc anh đi tìm người khác là vô ích.”

Vi Cố mừng rỡ, yêu cầu ông lão cho biết duyên của mình. Ông lão mỉm cười nói: 

– Số duyên của anh là cô bé 3 tuổi của bà lão ăn mày, thường ăn xin ở chợ Đông Đô. 
Vi Cố nghe nói hỡi ôi, buồn tủi không nói được tiếng. Cụ già biết ý, bảo: 

– Đó là duyên trời định. Già này không thay đổi được. Mà anh muốn tránh cũng chẳng được. 

Vi Cố buồn bã, từ giã lủi thủi đi về. 



Sáng hôm sau, Vi Cố ra chợ Đông Đô, quả thực trông thấy một bà lão ăn mày dơ dáy, tay ẵm đứa bé gái 3 tuổi, thơ thẩn xin ăn ở góc chợ. Vi Cố bực tức, mướn một gã lưu manh đâm chết đứa bé kia, sẽ thưởng nhiều tiền. Tên lưu manh vâng lời, cầm dao xông đến, chém một nhát vào đầu đứa bé. Bà ăn mày hốt hoảng, ôm con chạy. 

Nhìn thấy máu tuôn xối xả, tên lưu manh tưởng đứa bé đã chết, sợ người bắt nên cuống cuồng chạy trốn. 

Mười lăm năm sau, Vi Cố đi thi đỗ Thám Hoa. Vào triều bái yết nhà vua xong, Cố ra lễ quan Tể Tướng họ Chu vốn làm chủ khảo khoa thi. Thấy quan tân khoa chưa vợ, quan Tể Tướng liền gả con gái cho. Vi Cố mừng rỡ, bái tạ.

Đến khi nhập phòng, Cố nhìn thấy vợ mỹ miều, đẹp đẽ lấy làm hớn hở, vừa ý. Chợt nhìn ở sau ót có một vết thẹo, chàng lấy làm lạ hỏi. Nàng thành thật kể rõ thân thế mình vốn là con của một bà ăn mày, 15 năm về trước bị tên lưu manh ác độc, không biết có thâm thù gì lại chém nàng. May mẹ nàng nhanh chân chạy khỏi, nàng chỉ bị thương sau ót. Mẹ chết, nàng chịu cảnh bơ vơ, may Tể Tướng gặp giữa đường, vì không con nên đem về nuôi xem như máu huyết. 

Nghe vợ thuật, Vi Cố thở dài, lẩm bẩm: 

– Thật là duyên trời định, tránh đâu cũng không khỏi! 

Rồi anh kể lại cho vợ mình đầu đuôi câu chuyện.

Hai vợ chồng từ đó trở nên kính trọng nhau hơn. Sau đó, họ có một con trai, tên là Vi Côn, sau này trở thành tổng đốc Nhạn Môn, một chức vụ rất có thanh thế. Mẹ của ông cũng được nhận vinh dự lớn từ nhà vua nhờ ông.

Số mệnh không vì con người mà thay đổi. Châu phủ Tống thành nghe được câu chuyện về cuộc hôn nhân định sẵn này và đặt tên lữ điếm thành “lữ điếm hôn ước”.

Kể từ đó, người ’làm mối’ cho các cặp nam nữ (ông lão với một túi chỉ đỏ) được gọi là “Nguyệt hạ lão nhân” (ông lão dưới trăng) hay nói gọn là “Nguyệt Lão”.


 
(Theo Chinagaze)