Tinh Hoa

Hoa Mộc Lan – Nữ chiến binh anh hùng


Truyền thuyết về Hoa Mộc Lan bắt nguồn từ cuốn truyện thơ cổ “Mộc Lan Thi”. Bối cảnh của câu truyện là vào thời Bắc Ngụy từ năm 386 tới năm 534 khi dân tộc du mục Nhu Nhiên tiến đánh Trung Hoa.



Đây là một truyện thơ dài nằm trong tuyển tập thi ca cổ của Trung Hoa mang tên “Nhạc Phủ”. Vào cuối triều đại nhà Minh, danh gia Từ Vị đã sáng tác truyền thuyết Hoa Mộc Lan. Sau đó truyền thuyết này được dựng thành kinh kịch vào triều nhà Thanh.



Truyền thuyết Mộc Lan kể về một người con gái hiếu thảo, đã giả nam thay cha già lên đường tòng quân để bảo vệ giang sơn. Truyền thuyết đã làm nổi bật tinh thần dũng cảm, trung kiên, và lòng hiếu thảo của người con.



Câu chuyện bắt đầu khi hoàng đế hạ chỉ kêu gọi bách tính tòng quân bảo vệ biên cương khỏi nạn ngoại xâm. 



Cha của Mộc Lan không muốn chống lại thánh chỉ, nhưng ngặt nỗi ông đã tuổi cao sức yếu.



Nhìn thấy nỗi lòng của cha, Mộc Lan đã xin thay cha lên đường đánh giặc. Được sự chấp thuận ông, cô đã cải trang thành nam tử để gia nhập quân ngũ. Cô đã chiến đấu trong hơn 10 năm – và dẫn dắt quân triều đình dành thắng lợi trước khi trở về chăm sóc cha già. Khi hoàng đế tới nơi để ngợi khen lòng dũng cảm của các binh sĩ, ngài đã tình cờ biết được sự thật.



Truyền thuyết này đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều cuốn sách, bộ phim và vở kịch. Trong đó có bộ phim “Mộc Lan tòng quân” năm 1939 và bộ phim “Nữ tướng Hứa Mộc Lan” năm 1964.



Sau đó tác phẩm năm 1975 của tác gia người Mỹ gốc Hoa Thang Đình Đình đã giúp truyền thuyết này đến với phương Tây. Và thế là chúng ta có bộ phim nổi tiếng của hãng Walt Disney vào năm 1998. 



Tuy nhiên phiên bản Disney có một số chi tiết khác với truyền thuyết ban đầu.



Đoàn nghệ thuật Shen Yun tại New York mang tới cho người phương Tây một trong những truyền thuyết chân thực nhất về Mộc Lan. Màn biểu diễn múa Trung Hoa cổ truyền mang tên “Mộc Lan ra trận” đã gợi mở cho khán giả về những giá trị truyền thống cốt lõi mà truyền thuyết Mộc Lan muốn gửi gắm cho người đời sau, đó là Trung và Hiếu.



Bài viết của Tiến sĩ Margaret Trey

( Theo NTDTV )