Tinh Hoa

Câu chuyện thành ngữ: “Người mù sờ voi”


Câu chuyện

Ngày xưa có một vị quốc vương yêu cầu một vị đại thần triệu tập một số người bị mù đến để sờ voi; sau khi sờ xong, vua hỏi từng người bị mù xem họ đã sờ được gì. Người sờ vòi trả lời: “Con voi sinh ra giống củ cải trắng”, người sờ tai thì bảo: “Con voi sinh ra giống cái ki hốt rác”, người sờ đầu thì nói: “Con voi sinh ra giống như hòn đá”, người sờ mũi thì nói: “Con voi sinh ra giống như cái chày”. Người sờ chân nói: “Con voi sinh ra giống cái cối bằng gỗ”. Người sờ lưng thì nói: “Con voi sinh ra giống như cái giường”. Người sờ bụng thì nói: “Con voi sinh ra giống cái vò gốm”. Bởi vì mỗi người sờ mỗi chỗ khác nhau, nên đối với hình dáng của con voi có cách nhìn bất đồng. Kỳ thực cái mà họ sờ đều là con voi, nhưng là con voi không hoàn chỉnh. Tương tự như Phật tính, người mù là chỉ chúng sinh, nếu người ta quá chấp trước vào một chút sự việc bề ngoài hoặc câu chữ mà cho đó thật sự là Phật tính, thì cũng tương tự người mù sờ voi, chỉ thấy được một phần của Phật tính, liền bám cứng vào điều mình nhận thức được, thậm chí cho rằng điều người khác nhận thức đến không phải là Phật tính, như vậy ngược lại đã bị mất phương hướng và mất đi khả năng xem xét bản chất của Phật tính.

Về sau, câu chuyện này được đúc kết thành thành ngữ “Người mù sờ voi” (“Manh nhân mô tượng”), dùng để ví von lấy cái nhìn thiên vị mà cho rằng đó là toàn bộ sự việc không thể hiểu rõ chân tướng.

Thảo luận

1- Trong cách nhìn của mỗi người đối với mỗi chuyện đều có chỗ chưa rõ, khi bạn không ở trong hoàn cảnh đó, có lẽ sẽ càng không có cùng cách nhìn nhận; khi phát sinh chuyện gì đó, bạn có thể tiếp nhận lời đề nghị của người khác, hay vẫn khăng khăng giữ ý kiến của mình? Có ưu khuyết điểm gì?

2- Vì sao cùng là sờ vào một con voi, mà nhận thức mỗi người về hình dáng của nó đều khác nhau vậy? Trong sinh hoạt hàng ngày, phải chăng có rất nhiều chuyện bạn cùng bạn bè cũng có cách nhìn bất đồng? Hãy cùng mọi người chia sẻ nhé!

Luyện tập đặt câu

Ví dụ 1: Những người có cùng phương pháp nghiên cứu như bạn, giống như người mù sờ voi, rất khó thông hiểu đạo lý.

Ví dụ 2: Anh ta lại nhất mực duy trì ý kiến thiên vị để nói toàn bộ, loại hành vi này giống như người mù sờ voi, sẽ không thể có được hiểu biết đúng đắn đâu.

Thành ngữ tương tự

“Dĩ thiên khái toàn” (Dùng cái nhìn thiên vị mà cho rằng đó là toàn bộ sự việc),
“Dĩ quản khuy thiên” (Lấy tầm nhìn hạn hẹp mà xem xét đạo trời).

( Theo Chánh Kiến )